Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 còn có vướng mắc phát sinh
- 2
- Vấn đề
- 23:55 18/01/2022
DNHN - Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị hướng dẫn mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện giai đoạn 2022-2025. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sớm có hướng dẫn về những vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thu bảo hiểm xã hội tự nguyện để tổ chức thực hiện theo quy định…

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, quá trình tổ chức thu bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 còn có vướng mắc phát sinh.
Cụ thể, theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng theo một trong các phương thức 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần, hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau mà trong thời gian đó thực hiện mức chuẩn nghèo mới (ngày 1/1/2022) thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã nộp.
Tuy nhiên, đối với trường hợp người tham gia nêu trên đóng trong năm 2022 thì xác định số tiền người tham gia phải nộp như thế nào? Bảo hiểm xã hội Việt Nam đưa ra ví dụ: Ông A. đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức 12 tháng, từ tháng 10/2021 đến tháng 9/2022.
Ngày 5/1/2022, ông A. đóng tiền cho thời gian từ tháng 10/2021 đến tháng 9/2022. Trường hợp này áp dụng chuẩn nghèo như thế nào để tính số tiền đóng đối với ông A. (đóng cho các tháng của năm 2021 và các tháng của năm 2022)?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất, áp dụng mức chuẩn nghèo năm 2021 (700.000 đồng/người/tháng) để tính số tiền đóng cho 2 tháng của năm 2021; áp dụng mức chuẩn nghèo mới (1.500.000 đồng/người/tháng) để tính thu cho 10 tháng của năm 2022.
Lý giải về đề xuất này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, chuẩn nghèo mới thực hiện từ ngày 1/1/2022 và người tham gia nộp tiền trong thời hạn của phương thức đóng đã đăng ký.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng nêu ví dụ về các trường hợp vướng mắc khác, chẳng hạn năm 2021, ông B. đăng ký đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức hàng tháng, trong tháng 12/2021 ông B. chưa đóng tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Tháng 1/2022, ông B. có nguyện vọng đóng bù tháng 12/2021. Trường hợp này áp dụng mức thu nhập tháng bằng mức chuẩn nghèo cũ (700.000 đồng) hay mức mới là 1.500.000 đồng để tính số tiền phải nộp?
Với những vướng mắc này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sớm có hướng dẫn để cơ quan này tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.
Từ ngày 1/1/2022, theo quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ, mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn tăng từ 700.000 đồng lên 1.500.000 đồng/tháng. Theo đó, mức Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu năm 2022 cũng tăng theo.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện trong năm 2022, do chưa thực hiện cải cách tiền lương nên lương cơ sở năm 2022 vẫn là 1.490.000 đồng/tháng. Vì thế, mức thu nhập đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối đa là: 1.490.000 đồng x 20= 29.800.000 đồng/tháng.
PV
Bài liên quan
- Ban hành Thông tư hướng dẫn việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- HoREA ra đề xuất bảo vệ quyền lợi của khách hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai
- Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
- Talkshow Doanh nghiệp và chính sách: Động lực và triển vọng kinh tế Việt – Hàn (phần 2)
- Việt Nam sẽ khó duy trì lạm phát ở mức thấp như hiện tại?
- Việt Nam nêu 5 đề xuất quan trọng tại Hội nghị thường niên lần thứ 52 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)
- Siết tín dụng, doanh nghiệp gặp khó
- Các công ty Nhật Bản nỗ lực tập trung vào phân tích rủi ro địa chính trị
- Chỉ số S&P 500 vượt lằn ranh của thị trường giá xuống khi lo ngại suy thoái gia tăng
- Doanh nghiệp kiến nghị thủ tục hỗ trợ phát triển thương mại điện tử qua biên giới
- Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch, ổn định
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Cấm mua, bán sổ bảo hiểm xã hội dưới mọi hình thức
- Cạnh tranh trong mức lương gây nên áp lực đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc
- Nhật Bản gỡ bỏ dần những hạn chế kiểm dịch đối với du khách để phục hồi du lịch
- Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung
- Bộ Tài chính muốn hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp
- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội đề xuất ban hành thêm quy định về tiền lương tối thiểu vùng theo giờ
- Pfizer và Moderna đã tạo ra vắc xin cứu mạng con người. Vậy tại sao cổ phiếu của họ lại suy giảm?
- Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản phải vật lộn với đợt tăng giá
Đọc thêm Vấn đề
Cơ chế, chính sách đặc thù sẽ tạo động lực cho Khánh Hòa bứt phá
Tham gia đóng góp ý kiến vào các nội dung quan trọng tại phiên thảo luận tại tổ chiều nay, 24/5, các ĐBQH Đoàn Quảng Ninh cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hoà. Đồng thời, khẳng định Nghị quyết là bước thể chế hoá, tạo điều kiện để địa phương hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trong những hình mẫu về kết hợp giữa phát triển kinh tế, quốc phòng và an ninh như Nghị quyết số 09-NQ/TW đã xác định trước đó.
Còn 171 km trong dự án đường Hồ Chí Minh chưa triển khai thực hiện
Theo báo cáo, dự án đường Hồ Chí Minh đã triển khai hoàn thành khoảng 2,362 km/2,744 km, đạt 86,1% và khoảng 258 km tuyến nhánh; đang thực hiện 211 km; chưa bố trí vốn để triển khai thực hiện 171 km còn lại nhằm nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh.
Cho vay tiêu dùng đứng đầu nhóm các lĩnh vực có nợ xấu cao
Ủy ban Kinh tế đề nghị phân tích rõ hơn nguyên nhân dẫn đến số nợ xấu được xác định theo Nghị quyết số 42 đến nay còn ở mức khá cao và có xu hướng gia tăng.
Tập trung 4 "trụ cột" phát triển IPEF trong tình hình mới
Việt Nam sẽ cùng các nước ASEAN và các đối tác liên quan tiếp tục thảo luận, làm rõ hơn nội hàm của các trụ cột hợp tác, đem lại một chương trình nghị sự kinh tế tích cực, hiệu quả, khả thi cho khu vực và cho mỗi nước.
EuroCham hỗ trợ Việt Nam thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh
Đây là nền tảng tăng cường hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng xanh, bền vững thông qua các sáng kiến, chia sẻ chuyên môn và chuyển giao công nghệ.
Tiêu dùng trực tuyến tăng mạnh lượng và chất
Người tiêu dùng trực tuyến đang tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tại nhiều khu vực có mật độ dân cư cao, điển hình như các chung cư, một số cư dân đã ứng dụng các mạng xã hội để tạo ra cộng đồng khách hàng mua sắm trực tuyến thân thiết.
Tham vấn chính sách, quy định kinh doanh của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trên môi trường điện tử
Đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện cơ chế, hệ thống thông tin của Cổng tham vấn, các chuyên gia mong muốn khắc phục được các tồn tại trước đây và trở thành kênh tham vấn thuận tiện, hữu dụng nhất khi cơ quan nhà nước tham vấn ý kiến doanh nghiệp, người dân.
BHXH Việt Nam hướng dẫn thanh toán đối với DVKT thực hiện bằng máy do đơn vị trúng thầu hóa chất, vật tư cho mượn hoặc đặt máy
Ngày 24/5/2022, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 1379/BHXH-CSYT gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân (gọi chung là BHXH tỉnh) về việc thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật (DVKT) thực hiện bằng máy do đơn vị trúng thầu hóa chất, vật tư cho mượn hoặc đặt máy.
Đồng Tháp: Một số hoạt động nổi bật của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp trong quý 1 năm 2022
Trong quý 1/2022, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh Đồng Tháp đã chủ trì phối hợp với các cấp uỷ, tổ chức Đảng các cơ quan tư pháp thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp...
Hà Tĩnh sắp mở thầu sửa chữa tuyến đường Quang Trung trị giá hơn 150 tỉ
Dự án do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Tĩnh làm chủ đầu tư, hiện đã tổ chức đấu thầu qua mạng và đến ngày 26/5 này sẽ mở thầu.