AstraZeneca nghiên cứu sáng kiến tăng cường miễn dịch mà không dùng vắc xin Covid-19

16:19 27/08/2021

AstraZeneca được cho là đang nghiên cứu phương pháp điều trị phòng ngừa tác dụng kéo dài đầu tiên đối phó với Covid-19. Đối với một số nhóm bệnh nhân không thể tiêm vắc xin, đây sẽ là phao cứu sinh trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Một liều vắc xin tăng cường
Một liều vắc xin tăng cường. (Ảnh: AFP)

Các nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng miễn dịch của con người suy giảm nhanh hơn dự kiến. Theo một công bố từ đại học Oxford vào tuần trước cho thấy hiệu quả của vắc-xin BioNTech / Pfizer Inc đã giảm một nửa sau bốn tháng. Một kết quả khác từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ, báo cáo rằng kể từ khi biến thể delta trở nên lan rộng, hiệu quả của vắc-xin mRNA đã giảm từ 91% xuống 66% trong số những người làm việc ở tuyến đầu.

Nếu ví vắc-xin Covid là một “mái nhà dột”, làm cách nào để lấp các khe hở? Hầu hết các cuộc thảo luận cho đến nay đều tập trung vào chiến lược tiêm nhắc lại như cách tốt nhất để tăng mức độ miễn dịch. Bên cạnh đó, những giải pháp không sử dụng vắc xin cũng được chú ý.

Nhìn chung, các lượt tiêm tăng cường, tiêm bổ sung đang được triển khai rộng rãi ở nhiều nước phương Tây. Chương trình tăng cường của Israel đang được tiến hành tốt và chính quyền Biden hiện đang có kế hoạch khuyến nghị người Mỹ nên tiêm mũi nhắc lại sáu tháng sau liều thứ hai, thay vì tám tháng sau đó. Vương quốc Anh thiết lập sáng kiến tiêm tăng cường với quy mô hạn chế hơn, dành cho những người dễ bị tổn thương nhất. Nhưng, như đã đề cập, tiêm tăng cường không phải là lựa chọn duy nhất và trong một số trường hợp, thậm chí đây không phải là lựa chọn tốt nhất.

Oksana Pyzik, giảng viên tại Đại học Dược London, cho biết: “Các loại vắc xin khác nhau có mức hiệu quả khác nhau, cùng với sự xuất hiện các biến thể mới, thật khó để đánh giá tác động nếu không có thêm nghiên cứu và các chỉ số quan trọng như số ca nhập viện và tử vong. Tiêm tăng cường cũng gây tranh cãi vì nguồn cung vắc xin hiện vẫn đang hạn chế cho các nước thu nhập thấp”.

May mắn thay, có một lựa chọn đầy hứa hẹn khác: phương pháp điều trị bằng Covid-19 phòng ngừa bằng cách sử dụng các kháng thể đơn dòng. Đây là các protein được tạo ra trong phòng thí nghiệm giúp tăng cường phản ứng miễn dịch bằng cách liên kết với các vị trí cụ thể trên protein đột biến SARS-CoV-2. Kỹ thuật này đã được phát triển hơn 35 năm trước và gần đây được sử dụng để chống lại virus Ebola.

Một số loại thuốc, bao gồm cả loại của Regeneron Pharmaceuticals Inc., được chỉ định cho cựu tổng thống Donald Trump sau khi ông có kết quả xét nghiệm dương tính với virus, đã nhận được giấy phép sử dụng khẩn cấp từ Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Phương pháp điều trị của Regeneron (được thực hiện với sự hợp tác của Roche Holding AG) cũng vừa nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý Vương quốc Anh. Hiện đã có các đơn vị điều trị kháng thể đơn dòng ở cả Texas và Florida, không mấy ủng hộ sáng kiến hộ chiếu vắc xin và hạn chế đeo khẩu trang tại các trường học.

Phương pháp của AstraZeneca là AstraZeneca Plc’s AZD7442 hay còn gọi là kháng thể tác dụng lâu dài (LAAB) vừa báo cáo một số kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối ấn tượng. Sau một thử nghiệm trước đó thất bại, AstraZeneca đã khởi động nghiên cứu PROVENT nhằm thử nghiệm một liệu pháp kết hợp hai kháng thể đơn dòng của người do Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt phát hiện và được cấp phép cho công ty vào tháng 6 năm 2020.

Thử nghiệm cho thấy giảm 77% nguy cơ phát triển Covid-19 có triệu chứng khi điều trị so với giả dược trong một nghiên cứu trên 5.000 người tham gia, hơn 3/4 trong số họ có các bệnh đi kèm, bao gồm cả các tình trạng làm giảm phản ứng miễn dịch với vắc xin. Điều làm cho loại kháng thể đơn dòng này trở nên nổi bật là tuổi thọ của nó. Nhược điểm của loại này là không tồn tại được lâu. Cách làm của AstraZeneca là phương pháp độc quyền, một kỹ thuật có thể kéo dài thời gian được gọi là YTE, giúp tăng thời gian mà các kháng thể có tác dụng điều trị, làm cho việc điều trị có khả năng bền vững hơn gấp ba lần so với các kháng thể thông thường. Phương pháp điều trị bằng một mũi tiêm bắp duy nhất kéo dài từ 12 tháng trở lên có thể là chìa khóa thay đổi cuộc chơi đối với những người không thể tiêm vắc-xin vì một số lý do, bị suy giảm miễn dịch hoặc là nhân viên y tế tuyến đầu.

Mặc dù nghiên cứu cho thấy một số mAbs nhất định có thể làm giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong, sáng kiến của AstraZeneca vẫn phải thông qua đánh giá dữ liệu và phê duyệt theo quy định. Trong khi đó, AstraZeneca đã sản xuất các liều AZD7442, được phát triển với sự tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ, bao gồm một thỏa thuận cung cấp cho Hoa Kỳ 700.000 liều (được cho là lên đến 726 triệu đô la). Công ty cũng đang đàm phán với các quốc gia khác. Nếu phương pháp điều trị vượt qua các rào cản quy định, hy vọng có thể được chấp thuận vào cuối năm nay, trở thành phương pháp điều trị Covid-19 tác dụng kéo dài đầu tiên không phải là vắc xin.

Rõ ràng, đây sẽ là một tin tốt cho AstraZeneca, công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn trên con đường triển khai vắc xin. Ước tính có khoảng 2% dân số trở lên sẽ là mục tiêu chính để được điều trị bằng phương pháp mới. Liệu công ty có thể đáp ứng được nhu cầu cao do sự phức tạp của sản xuất và đầu vào nguyên liệu thô hay không là một câu hỏi khác. Vắc xin vẫn là tấm khiên bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật nhưng cũng không loại trừ các nghi vấn về thời gian, hiệu quả và tính công bằng. Thế giới sẽ cần nhiều hơn thế trong “kho vũ khí” chống lại Delta và các biến thể khác.

TL (theo Bloomberg)