Ấm lòng cho những chuyến xe gắn máy hồi hương

21:04 01/08/2021

Trong những ngày qua, rất đông bà con các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… làm ăn, sinh sống ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh ở phía Nam đi xe máy, xe nào cũng “kẹp” 2 hồi hương. Đa số họ là đi làm ăn xa nhưng dịch bệnh bị mất việc, không còn tiền để tiếp tục bám trụ, họ buộc phải liều mình đưa gia đình về quê tránh dịch COVID-19.

Vẫn biết đi “tự phát” này rất dễ gặp nguy hiểm trên đường đi, vừa khó quản lý người đi ngang ghé tắt dễ lây nhiễm dịch bệnh, nhưng những gì thực tế đang diễn ra với họ không còn sự lựa chọn nào khác...

Trong những ngày qua, đi dọc đường khi đến chốt kiểm dịch y tế, lực lượng cảnh sát giao thông cùng với các lực lượng chức năng và một số nhà từ thiện tổ chức hỗ trợ rất nhiều
Trong những ngày qua, đi dọc đường khi đến chốt kiểm dịch y tế, lực lượng cảnh sát giao thông cùng với các lực lượng chức năng và một số nhà từ thiện tổ chức hỗ trợ rất nhiều.

Những ngày này, thời tiết các tỉnh miền Trung rất khắc nghiệt, nắng nóng lên đến 39 – 40 độ C cộng với gió Lào thổi rát, nhưng thỉnh thoảng có những cơn mưa bất ngờ làm đảo lộn sinh hoạt người dân. 

Trên đường đi họ ghé vào mua đồ ăn, nước uống nhưng rất khó vì dọc đường các quán không bán do sợ dịch, họ lầm lũi quay ra. Một trong số họ bật khóc vì nghĩ đến quãng đường cả ngàn km mới về đến nhà, nhiều người mệt mỏi, nóng sốt, cạn kiệt đồ ăn, thức uống, trong số đó có phụ nữ, trẻ em mà chúng tôi không khỏi xót xa thương cảm.

Khi đến địa phận TP - Tam Kỳ, Quảng Nam, ai cũng lấm lem, mệt mỏi, nhiều người ngồi bệp xuống rệ đường sau ba mươi tiếng đồng hồ chạy xe máy. Họ mang theo về tất cả những gì có thể. Hầu hết là lao động tự do hoặc làm công nhân tại các khu công nghiệp nên tài sản cũng chẳng có gì ngoài mấy bộ quần áo, chăn màn, vài cái nồi niêu xoong chảo. Trong đoàn người ấy con có vài ba đứa trẻ đi theo bố mẹ, còn hầu hết là được gửi ông bà nội, ngoại chăm sóc ở quê, do việc làm không ổn định, nơi ở không cố định và chi phí sinh hoạt, học tập tại các thành phố lớn đắt đỏ...

Ban đầu, nhiều tỉnh thành có chủ trương tổ chức đưa người về quê để giảm áp lực cho TP.HCM khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Thực tế, một số địa phương cũng đã tổ chức được nhiều chuyến, bằng máy bay, tàu hỏa, ô tô… tùy theo điều kiện, để đưa người về quê. Thế nhưng số lượng đăng ký về đông, địa phương thiếu chỗ cách ly, vì thế đã dừng hoạt động này lại.

Từ đó, hàng ngày, càng có thêm nhiều đoàn người đi xe máy từ TP. HCM, Bình Dương và các tỉnh phía Nam về quê, gọi là “tự phát”. Họ là những công nhân, người lao động tự do… gặp khó khăn trong cuộc sống vì dịch bệnh không còn được làm việc, không có thu nhập để sống, chỉ còn một cách cuối cùng là về quê tạm thời nương tựa gia đình cho qua dịch bệnh.

Những xuất cơm nhằm tiếp thêm động lực cho người dân trong suốt hành trình dài di chuyển. được biết đa số họ là công nhân đi làm ăn xa.
Những xuất cơm nhằm tiếp thêm động lực cho người dân trong suốt hành trình dài di chuyển

 Nhằm chung tay góp sức chia sẻ một phần khó khăn với các người dân chủ yếu di chuyển bằng xe gắn máy về quê tránh dịch có hoàn cảnh rất khó khăn. Anh Nguyễn Tấn Vũ, quê ở TP Tam Kỳ, Quảng Nam cùng các mạnh thường quân đã ủng hộ suất cơm, nước uống, sữa và xăng để tiếp thêm động lực cho người dân trong suốt hành trình dài di chuyển. 

Bạn, Tuấn, quê ở tỉnh Nghệ An, thành viên đoàn chia sẻ với PV - DNHN
Bạn Tuấn quê ở tỉnh Nghệ An

Bạn Tuấn, quê ở tỉnh Nghệ An, thành viên đoàn chia sẻ: “Tôi làm công nhân tại xây dựng ở TP. HCM, còn vợ thì làm công nhân tại khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương đã nhiều năm nay, nhưng nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên vợ chồng tôi và nhiều người bạn bị mất việc, không còn tiền để tiếp tục bám trụ nên phải về quê tránh dịch.

Các mạnh thường quân đã ủng hộ suất cơm, nước uống, sữa và xăng để tiếp thêm động lực cho người dân trong suốt hành trình dài di chuyển.
Các mạnh thường quân đã ủng hộ suất cơm, nước uống, sữa và xăng để tiếp thêm động lực cho người dân trong suốt hành trình dài di chuyển.

Trong những ngày qua, đi dọc đường khi đến chốt kiểm dịch y tế, lực lượng cảnh sát giao thông cùng với các lực lượng chức năng và một số nhà từ thiện tổ chức hỗ trợ rất nhiều như, đổ đầy bình xăng, trực tiếp phát đồ ăn nhẹ, sữa, nước uống cho mọi người trước khi khởi hành đi tiếp, nhưng hôm qua đến nay chưa được ăn cơm vì quán dọc đường từ TP. HCM về đến đây đều đóng cửa không ai bán cả, nhưng giờ này các anh chị hỗ trợ mỗi người một hộp cơm tôi cảm ơn rất nhiều".

Nhìn những con người xa quê mệt mỏi, mắt đỏ hoe sau hành trình dài hay những em bé lạnh run, chúng tôi cùng các tình nguyện viên hy vọng rằng những hộp cơm, chai nước, cái bánh mì, chai sữa sẽ gửi chút ấm lòng kèm theo lời chúc cho những người lao động ấy được bình an, sớm về với quê hương, gia đình, cầu mong đại dịch Covid-19 sớm qua để trở lại cuộc sống bình thường.

 Trọng Tâm