Albert Bourla - CEO Pfizer được chọn là CEO của năm

19:48 27/12/2021

Đại dịch đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Tuy nhiên, theo nhiều phương diện, cuộc sống đã gần như trở lại bình thường với nhiều người. Việc này phần lớn là nhờ các loại vaccine Covid-19, trong đó có vaccine của Pfizer. Đây là một trong những lý do chính CNN chọn CEO Pfizer Albert Bourla làm CEO của năm.

Albert Bourla - CEO Pfizer. Nguồn: Internet
Albert Bourla - CEO Pfizer. Nguồn: Internet.

Albert Bourla sinh ngày 21/10/1961 là một người con gốc Thessaloniki. Albert Bourla là hậu duệ của một số ít người sống sót trong cộng đồng người Do Thái của thành phố gần như bị xóa sổ hoàn toàn bởi Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai. Ông bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực y học khi còn khá trẻ và luôn muốn trở thành bác sĩ. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông Bourla tiếp tục theo học tại Đại học Aristotle của Thessaloniki. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ thú y và làm bác sĩ thú y một thời gian. Ông gia nhập Pfizer vào năm 1993, lần đầu tiên với vai trò là bác sĩ thú y và Giám đốc kỹ thuật cho bộ phận thú y của công ty ở Hy Lạp.

Ở tuổi 34, ông rời Thessaloniki cùng vợ để gia nhập Pfizer châu Âu và làm việc ở nhiều vị trí, và phả sống "nay đây mai đó" ở bốn quốc gia khác nhau. Ông từng là Chủ tịch bộ phận Thú y của Pfizer cho châu Âu, châu Phi và Trung Đông trong giai đoạn 2005–2009, tiếp theo là bộ phận châu Âu, châu Phi và châu Á Thái Bình Dương trong giai đoạn 2009–2010. Ông cũng từng là Chủ tịch Nhóm kinh doanh Vắc xin, Ung thư và Chăm sóc Sức khỏe người tiêu dùng Toàn cầu của Pfizer.
Sau khi làm việc cho Pfizer trong 25 năm, Albert Bourla được thăng chức lên Giám đốc điều hành (COO) vào ngày 1/1/2018. Tới ngày 1/1/2019, ông trở thành Giám đốc điều hành của Pfizer.
Ngoài việc phục vụ trong Hội đồng quản trị của Pfizer và Quỹ Pfizer, ông Bourla còn phục vụ trong Hội đồng quản trị của Tổ chức đổi mới công nghệ sinh học, Catalyst, Đối tác cho Thành phố New York, và các nhà sản xuất và nghiên cứu dược phẩm của Mỹ. Ông cũng là thành viên của Hội đồng Kinh doanh và Hội nghị Bàn tròn Kinh doanh...
Albert Bourla - CEO Pfizer được chọn là CEO của năm. Nguồn: Internet
Albert Bourla - CEO Pfizer được chọn là CEO của năm. Nguồn: Internet.

Đại dịch Covid-19 đến nay chưa có dấu hiệu chấm dứt, song theo nhiều phương diện, cuộc sống đã gần như trở lại bình thường với nhiều người. Có được điều này, phải kể đến sự đóng góp của các loại vaccine Covid-19, trong đó có vaccine của Pfizer. Đây là một trong những lý do chính CNN chọn CEO Pfizer làm CEO của năm.

Dù Pfizer không phải công ty duy nhất phát triển vaccine, song tên tuổi của hãng dược này lại gắn liền với cuộc chiến chống Covid-19. Vaccine của Pfizer/BioNTech là vaccine đầu tiên được cấp phép tại Mỹ để sử dụng cho nhóm tuổi 5-11. Bên cạnh đó, Pfizer cũng đang phát triển thuốc uống có thể giảm đáng kể rủi ro triệu chứng nặng, nhập viện và tử vong với những người nhiễm bệnh.

CNN đã cân nhắc nhiều CEO khác cho danh hiệu này năm nay. Trong đó có Lisa Su của AMD, Jim Farley của Ford, Marvin Ellison của Lowe's, David Solomon của Goldman Sachs, Sundar Pichai của Alphabet và dĩ nhiên cả Elon Musk của Tesla/SpaceX.

Sự xuất hiện của biến chủng Omicron đã gây lo ngại trên toàn cầu về hiệu quả của những loại vaccine hiện tại. Tuy nhiên, Bourla cho biết, ông tin vaccine Pfizer có thể kiểm soát Omicron 'khá tốt', đặc biệt nếu mọi người tiêm 2 liều và liều tăng cường.

Ngoài ra, Bourla cũng thừa nhận việc nhiều người nghi ngờ liệu Pfizer có đang cố kiếm nhiều tiền nhất có thể từ vaccine hay không. Trong báo cáo hồi tháng trước, hãng dược này cho biết đạt doanh thu 13 tỷ USD trong quý III và dự báo thu về 36 tỷ USD năm nay.

Vị CEO nói rằng Pfizer bán cho các nước nghèo và đang phát triển với giá rẻ hơn nước giàu. Tuy nhiên, chi phí không phải là thách thức duy nhất. Ông nói rằng nhiều quốc gia, như các nước ở những vùng xa xôi thuộc châu Phi, "thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản".

"Họ không có trung tâm để tiêm chủng cho người dân. Y tá cũng thiếu nữa", ông nói, "Có nơi lại thiếu bơm tiêm, có nơi thiếu tủ lạnh để bảo quản vaccine. Rất không may là thế".

Do đó, ông hy vọng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các liên minh vaccine công – tư như Gavi có thể giải quyết các vấn đề này. Ông nói rằng Pfizer đang tìm cách vận chuyển bằng thiết bị bay không người lái để đảm bảo mọi người tiếp cận vaccine nhanh hơn. "Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể', ông cho biết.

Linh Chi (t/h)