5 điều Andy Jassy phải làm trong 100 ngày đầu tiên với cương vị CEO mới của gã khổng lồ công nghệ Amazon

14:25 06/07/2021

“Giddy up, let's get this going” – tạm dịch: bắt đầu thôi, tiến lên nào – là những gì Andy Jassy, CEO sắp tới của Amazon hay nói khi ông nảy ra một ý tưởng. Nếu ví điều hành gã khổng lồ công nghệ giống như môn thể thao cưỡi ngựa, thì tốt hơn hết Jassy nên giữ chặt dây cương vì ông đang có một cuộc hành trình đầy sóng gió.

Theo Amazon, với cương vị là CEO kế tiếp, Andy Jassy phải đối mặt với hàng loạt rủi ro tiềm ẩn bao gồm các vấn đề chống độc quyền và cải thiện điều kiện làm việc của nhân viên.

Theo Amazon, với cương vị là CEO kế tiếp, Andy Jassy phải đối mặt với hàng loạt rủi ro tiềm ẩn bao gồm các vấn đề chống độc quyền và cải thiện điều kiện môi trường làm việc của nhân viên.

Vào ngày 5/7, người sáng lập Amazon - Jeff Bezos đã trao quyền điều hành cho Jassy đồng thời đưa ông trở thành nhà lãnh đạo của tập đoàn lớn. Tương đương với nhiệm kỳ của một tổng thống, 100 ngày đầu tiên của Jassy sẽ tạo nên tiếng vang cho nhiệm kỳ của ông và quyết định  tương lai của công ty.

Có nhiều điều đang chờ ở phía trước. Hệ thống bán sách trực tuyến trước đây đang vượt lên trên Walmart để trở thành nhà tuyển dụng tư nhân lớn nhất của Hoa Kỳ, một cột mốc quan trọng đồng thời mang lại những nghĩa vụ mà ít công ty khác có thể đảm nhận. Doanh thu của Amazon đã tăng ít nhất 20% mỗi năm trong hai thập kỷ và áp lực từ cổ đông để duy trì điều đó với Amazon cũng lớn như với bất kỳ cổ phiếu công nghệ lớn nào khác. Trong khi đó, nhiều người trong số 1,3 triệu công nhân đang phản đối các chính sách quản lý của Amazon; các đối thủ đang tìm cách để cạnh tranh tốt hơn và các cơ quan quản lý đang cáo buộc các hoạt động kinh doanh mập mờ của công ty.

Giới chuyên môn, các chuyên gia kinh doanh và tác giả đã nghiên cứu về công ty đã nhận định 100 ngày đầu tiên của Jassy sẽ cần phải làm nhiều thứ. Họ cho rằng, ông phải cải thiện điều kiện làm việc của công nhân và quan hệ với các nhà đầu tư đồng thời duy trì đặc tính đổi mới sáng tạo vốn có từ thời Bezos. Thêm vào đó, Jassy cũng cần dành ít thời gian hơn cho việc quản lý vi mô và chú ý hơn đến các vấn đề chống độc quyền. Brian Dumaine, tác giả của cuốn sách "Bezonomics" cho biết: “Jassy sẽ phải tập trung vào nhiều việc khác nhau. Sẽ thật thú vị khi xem cách anh ấy xuất hiện trên các hội nghị công khai và anh ấy sẽ năng động như thế nào?”.

Tầm quan trọng của mối quan hệ với các nhân viên

Sự thay đổi lãnh đạo đang diễn ra vào thời điểm nhạy cảm đối với Amazon. Công ty đã thành công ngoạn mục khi sử dụng phần mềm để hợp lý và tự động hóa hầu hết mọi bộ phận của ngành bán lẻ và trải nghiệm mua sắm. Tuy nhiên hiện đang có một số vấn đề cần phải đối mặt. 

Sunil Gupta - một Giáo sư Đại học Harvard chuyên ngành kinh doanh cho biết, một trong những ưu tiên hàng đầu của Jassy là cải thiện mối quan hệ của công ty với các nhân viên kho hàng. Ông nói thêm:” Amazon đã và đang không làm tốt việc đó”. Bezos đã nhận thức rõ điều này, vì ông đã viết trong lá thư cổ đông hàng năm cuối cùng của mình rằng sẽ biến Amazon trở thành "nhà tuyển dụng tốt nhất và nơi an toàn nhất trên trái đất để làm việc”. Điều đó đồng nghĩa răng  với nhiệm vụ của vị CEO mới này sẽ là thay đổi các mục tiêu cấp cao nhất của công ty và ưu tiên các vấn đề lao động. David Niekerk - cựu lãnh đạo bộ phận nhân sự của Amazon tiết lộ rằng, ưu tiên hàng đầu của Jassy nên là "tạo ra một môi trường làm việc có mục đích tốt nhất," và nói thêm, anh ấy sẽ phải thực hiện một "cách tiếp cận rất sáng tạo và đổi mới" để hoàn thành mục tiêu đó.

Cải thiện các mối quan hệ với người bán hàng

Trong khi Amazon đã trở thành một kênh bán hàng để tiếp cận nhiều đối tượng hơn, nhiều người bán bên thứ ba phàn nàn về những vấn đề nổi cộm bao gồm phí tăng, đình chỉ không công bằng, hàng giả và review không đúng sự thật. 

Theo Andrea Leigh - cựu Giám đốc Amazon, hiện là Phó Chủ tịch chiến lược của Ideoclick, một công ty tư vấn thương mại điện tử, cho rằng, Jassy sẽ phải cố gắng tạo dựng niềm tin tốt hơn với những đối tác quan trọng này - những người hiện là chủ của hơn một nửa số sản phẩm được bán trên thị trường của Amazon. Thất bại trong việc này có thể làm giảm chất lượng của người bán, sản phẩm và tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như Walmart, Target và Shopify, giành lấy thị phần của Amazon.

Leigh nói thêm rằng:” Nhiều máy chủ của chúng tôi hiện có doanh số thương mại điện tử nhiều hơn đến từ các đối thủ cạnh tranh so với Amazon và điều đó chưa từng xảy ra trước đây”. 

Giữ chân những người quản trị

Amazon đang vật lộn với sự thất thường trong số các lãnh đạo cấp cao của mình. Hàng chục các Phó Chủ tịch đã rời khỏi công ty từ đầu năm ngoái – một tốc độ cao bất thường. Một số nhân viên trước đây và hiện tại cho biết đây là vấn đề mà Jassy sẽ phải giám sát chặt chẽ.

Họ cho biết thêm, rất nhiều người trong số các Phó Chủ tịch đã rời đi, họ vốn là những người có nhiều kinh nghiệm và được thay thế bởi những người từ các công ty lớn khác thường chậm chân hơn Amazon trong quá khứ. Một nhân viên điều hành giấu tên cho biết:” Có cảm giác như ở các cấp lãnh đạo, họ đang mất đi những người xây dựng và quản trị viên”.

Ông Andrew Murphy - một đối tác quản lý của Loup Ventures cho rằng, để giữ cho công ty phát triển, Jassy vẫn phải đặt cược dài hạn dù có thể thất bại hoặc thậm chí làm suy yếu các công việc kinh doanh mà Amazon đã và đang thành công hiện tại - điều mà Bezos đã làm hết lần này đến lần khác. Murphy nói thêm:” Điều quan trọng đối với Jassy là phải kiên trì thực hiện mục tiêu dù có gặp phải thất bại. Nếu bạn kiên trì thực hiện lý tưởng đó, cuối cùng bạn sẽ nhận được phần thưởng lớn, giống như Amazon đã làm trong lĩnh vực điện toán đám mây, tạp hóa hoặc vô số lĩnh vực khác”.

Giảm bớt sự quản lý trong từng lĩnh vực cụ thể

Jassy nổi tiếng với sự chú ý đến từng chi tiết. Như các thông tin từ trước cho biết ông ấy rất thích xem xét mọi thông cáo báo chí trước khi xuất bản và cũng phê duyệt hầu hết mọi thay đổi lớn trong việc đặt tên và xây dựng thương hiệu của các dịch vụ mới.

Các nhân viên hiện tại và trước đây của Amazon cho biết, sự quan tâm của Jassy đối với các chi tiết cụ thể có thể là con dao hai lưỡi. Mặc dù giúp ông ấy có được ý kiến đóng góp về tất cả các vấn đề lớn, nhưng nó cũng làm chậm quá trình đưa ra quyết định và có thể khiến ông ấy lãng phí thời gian quý báu của mình vào các chủ đề ít quan trọng hơn. 

Jassy đã từng điều hành mảng kinh doanh điện toán đám mây, các dịch vụ về websites của Amazon. Hiện anh ấy đang lãnh đạo toàn bộ công ty, với các hoạt động phức tạp như studio ở Hollywood và thiết kế phần cứng dành cho người tiêu dùng - mảng anh ấy có ít chuyên môn hơn. Điều này có nghĩa là ông sẽ phải quản lý thời gian của bản thân hiệu quả hơn và cuối cùng trở thành người quản lý vi mô.

Một cựu nhân viên giấu tên khác chia sẻ rằng:“Đó là một vấn đề tương đối khó khăn, anh ấy tự mình xem xét mọi thứ, không có một ủy quyền nào cả và điều đó có thể là vấn đề đối với một công ty có quy mô lớn thế này”.

Tập trung hơn đến môi trường pháp lý

Các cơ quan quản lý chống độc quyền ở Mỹ và châu Âu đang điều tra hoạt động của Amazon và Bezos đã phải điều trần trước Quốc hội để bảo vệ công ty. Theo Tim Bray - cựu Phó Chủ tịch Amazon, người đã từ chức vào năm ngoái và chỉ trích cách đối xử của công ty đối với công nhân kho hàng cho rằng, đây sẽ là công việc của Jassy phải làm từ bây giờ, một trong những việc không thể dễ dàng hơn khi trở thành CEO của Big Tech.

Bray cho biết, môi trường chính trị ngày càng phức tạp là một nguy cơ ngày càng lớn đặc biệt là khi chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang mới là Lina Khan, tác giả của một bài báo được đọc rộng rãi về các vi phạm chống độc quyền của Amazon.

Bray nói thêm: ”Amazon cần phải quan tâm nhiều hơn đến pháp lý hơn trước đây, anh ấy là bộ mặt của công ty trước công chúng”.

PDD (Theo Business Insider)