5 chiến lược cải thiện khả năng giữ chân nhân viên

10:47 08/11/2021

Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ gần đây đã công bố rằng 4,3 triệu người Mỹ, tương đương 2,9% toàn bộ lực lượng lao động đã bỏ việc vào tháng 8, đánh dấu mốc kỷ lục tại nước này. Thật vậy, làm thế nào để giữ chân nhân viên chưa bao giờ là vấn đề cấp thiết đến thế. Đại dịch Covid-19 đã đặt các chủ doanh nghiệp, những người sử dụng lao động vào một tình thế có lẽ chưa ai từng nghĩ tới: “Liệu bạn đã đủ nỗ lực để níu giữ nhân viên hay chưa?”.

Chủ doanh nghiệp cần nhiều nỗ lực hơn để giữ chân đội ngũ hiện có
Chủ doanh nghiệp cần nhiều nỗ lực hơn để giữ chân đội ngũ hiện có. (Ảnh: The Business Journals)

Có thể bạn đã nghe về “The Great Resignation” – “Sự đình công hàng loạt”. Đó là hiện tượng thực tế có thể thấy ở hầu hết các ngành công nghiệp. Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ gần đây đã công bố rằng 4,3 triệu người Mỹ, tương đương 2,9% toàn bộ lực lượng lao động đã bỏ việc vào tháng 8, đánh dấu mốc kỷ lục tại nước này. Thật vậy, làm thế nào để giữ chân nhân viên chưa bao giờ là vấn đề cấp thiết đến thế. Đại dịch Covid-19 đã đặt các chủ doanh nghiệp, những người sở hữu lao động vào một tình thế có lẽ chưa ai từng nghĩ tới: “Liệu bạn đã đủ nỗ lực để níu giữ nhân viên hay chưa?”. Ngày nay, nhân viên có nhiều lựa chọn hơn, thậm chí các đối thủ cạnh tranh đang chèo kéo đội ngũ mà bạn cất công xây dựng. Nếu đang gặp khó khăn trong việc giữ vững lực lượng nòng cốt, đã đến lúc phải hành động và dưới đây là năm chiến lược giúp chủ doanh nghiệp chiến thắng cuộc tranh đấu giành nhân tài.

Thúc đẩy từ bên trong

Nghiên cứu từ Robert Half cho thấy, 4 trên 10 người được khảo sát cảm thấy sự nghiệp của họ bị đình trệ kể từ khi đại dịch bắt đầu. Con số này tăng vọt lên 66% đối với lao động từ 18 - 24 tuổi. Và trong số những người được hỏi, khoảng một nửa nói về các vấn đề lương thưởng, thăng tiến nghề nghiệp và phát triển kỹ năng.

Có thể thấy, thúc đẩy từ bên trong doanh nghiệp mang đến hướng đi rõ ràng để có mức lợi nhuận song hành với trách nhiệm tương ứng, đồng thời giúp nhân viên cảm thấy họ được công nhận và là một phần trong thành công của công ty. Lấy ví dụ như Target, nhà bán lẻ có trụ sở tại Minneapolis đang tiếp tục nỗ lực duy trì số lượng nhân viên trước kỳ nghỉ lễ bằng cách tăng tiền lương làm ngoài giờ. Công ty thông báo sẽ thêm 74 triệu đô la chi trả cho 5 triệu giờ làm việc tăng ca vào các dịp lễ lớn. Ngoài ra, công ty cho biết mục tiêu của họ là thuê ít nhân viên thời vụ hơn những năm trước, thay vào đó tập trung đào tạo, trả lương và phúc lợi linh hoạt hơn cho đội ngũ hiện tại.

Đầu tư đào tạo nhân viên

Đào tạo nhân viên có thể được nhìn nhận như một khoản đầu tư vào giá trị của mỗi doanh nghiệp và là động lực mạnh mẽ để giữ chân nhân tài ở lại công ty. Người lao động muốn trở thành một phần của công ty và được tạo điều kiện để phát triển, ngược lại, họ sẽ rời đi nếu không được trọng dụng.

Nhằm chứng minh cho giả thuyết này, một cuộc khảo sát của Better Buys chỉ ra 92% nhân viên nhận thấy rằng, phát triển chuyên môn là yếu tố quan trọng hoặc rất quan trọng. Ngoài ra, nhân viên có khả năng tiếp cận với các cơ hội lớn sẽ mang lại tỷ lệ giữ chân hơn 34% và gắn bó hơn 15%. Cuối cùng, một chương trình đào tạo và phát triển mạnh mẽ có thể mang lại nhiều lợi ích ngắn hạn và dài hạn, bao gồm tăng cường đoàn kết, khuyến khích tư duy đổi mới và mang lại lợi thế cạnh tranh cho tổ chức.

Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc trẻ em

Việc chăm sóc con cái giờ đây không còn chỉ là vấn đề gia đình. Đại dịch đã chứng minh rằng đó cũng là một vấn đề mang tính chất kinh doanh. Một cuộc khảo sát toàn quốc tại Mỹ với 2.500 phụ huynh đang đi làm cho thấy gần 20% số người được hỏi phải nghỉ làm hoặc giảm giờ làm do không có người trông trẻ. Tuy nhiên, chỉ có 7% công ty cung cấp hỗ trợ chăm sóc trẻ em cho nhân viên. Mặc dù về bản chất đây chỉ là một công cụ để tuyển dụng, giữ chân và nâng cao năng suất lao động nhưng đối với các nhân viên, đây sẽ yếu tố được đánh giá cao. Tóm gọn lại, hãy cung cấp cho đội ngũ của bạn những thứ mà đối thủ cạnh tranh không thể có được. Lắng nghe nhân viên để thấu hiểu, cung cấp khoản trợ cấp, hợp tác với dịch vụ chăm sóc trẻ em sẽ giải quyết được các điểm nghẽn bấy lâu nay.

Sắp xếp công việc linh hoạt

Giai đoạn đại dịch kể từ năm 2020 đã thay đổi cách nhìn và tiếp cận công việc của hàng trăm triệu nhân viên trên toàn thế giới. Nói cách khác, giới làm công ăn lương ngày càng có nhiều tham vọng, lựa chọn và thỏa hiệp với nhà tuyển dụng không còn là chiến lược khôn ngoan. Trong cuộc khảo sát mô phỏng EY 2021, hơn một nửa  (54%) nhân viên được khảo sát trên toàn cầu sẽ cân nhắc rời bỏ công việc sau đại dịch nếu họ không được linh hoạt về địa điểm và thời gian làm việc. Liz Fealy, Phó trưởng nhóm Dịch vụ Tư vấn Con người Toàn cầu của Ey, cho biết: “Nhân viên sẵn sàng thay đổi công việc là yếu tố bước ngoặt cho cuộc chơi. Đại dịch Covid-19 đã biến tính linh hoạt trở thành một thước đo mới để thu hút và giữ chân nhân tài hàng đầu”.

Ghi nhận cống hiến

Lần cuối cùng bạn nói lời “cảm ơn” với nhân viên hoặc khích lệ “làm tốt lắm” là khi nào? Công ty Ensono đã tạo ra một chương trình có tên Ensono Shout-Outs cho phép tất cả lãnh đạo có thể nói lời cảm ơn công khai với một nhân viên hoặc nhóm nhân sự đã giúp sức thực hiện dự án. Theo Meredith Graham, Giám đốc nhân sự tại Ensono: “Chúng tôi không thể chỉ tập trung vào lương thưởng mà cần nhiều hơn nữa để cạnh tranh trong thị trường này”.

Bằng cách ghi nhận cống hiến của nhân viên thường xuyên hơn, chủ doanh nghiệp sẽ nhận ra thúc đẩy tinh thần gắn kết giúp đội ngũ xây dượng động lực làm việc chăm chỉ và gia tăng sự gắn bó. Trên thực tế, SurveyMonkey đã hợp tác với Bonusly để tìm hiểu mối quan hệ giữa ghi nhận cống hiến và tỷ lệ giữ chân nhân tài. Jennifer Kraszewski, Phó Giám đốc nhân sự của Paycom chia sẻ: “Xây dựng một nền văn hóa tích cực đòi hỏi nhiều thứ hơn là những câu nói sáo rỗng. Tập trung vào văn hóa đòi hỏi một quá trình liên tục và có chủ đích”.

Giữ chân nhân viên đã và đang trở thành một yếu tố khác biệt trong cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp. Chỉ bằng cách triển khai một số chiến lược thiết yếu, công ty có thể thành công những nhân tài hàng đầu, xây dựng sự tương tác và ngăn chặn tỷ lệ nghỉ việc không mong muốn.

Anh Đức