Vụ việc Công ty Lạc Hồng – Đồng Nai: Giao dịch giả tạo, hai cấp tòa vẫn bỏ qua

00:00 12/10/2020

Ông Trần Đình Ngoan, sinh năm 1952 có địa chỉ: tại 598/66, Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh là bị đơn trong vụ án “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” đối với nguyên đơn là ông Trần Hành, địa chỉ: 10B, Núi Thành, phường13, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Ông Ngoan đã làm đơn đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết lại vụ án theo trình tự, thủ tục Giám đốc thẩm đối với Bản án dân sự sơ thẩm số 95/2013/DS-ST, ngày 30/12/2013 của Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh và Bản án dân sự phúc thẩm số: 1009/2014/DSPT, ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Tòa án ND TP. Hồ Chí Minh.

la-don-1 la-don-1 Nội dung vụ án Công ty CP Lạc Hồng - Đồng Nai  (Công ty Lạc Hồng) do ông Trần Hành là Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng Giám đốc, là người đại diện theo pháp luật và là Chủ tài khoản Công ty (ông Trần Hành là cổ đông chi phối nắm giữ 60% cổ phần, ông Trần Đình Ngoan nắm giữ 37% cổ phần và ông Nguyễn Kim Sơn nắm giữ 3% cổ phần). Ngày 28/08/2010, Hội đồng quản trị Công ty họp đồng ý vay vốn của ông Trần Hành để mua máy móc, thiết bị... Do ông Hành là Người đại diện theo pháp luật của Công ty nên không thể vừa là bên cho vay, lại vừa là bên vay được, nên ông Hành đã yêu cầu các cổ đông phải ký tên là Đại diện bên vay thì ông Hành mới cho Công ty CP Lạc Hồng – Đồng Nai vay tiền. Do vậy, ông Ngoan  đã phải  ký tên vào 03 hợp đồng vay tiền. Cụ thể: Vào ngày 07/12/2011 ông Ngoan  và ông Sơn ký hợp đồng vay của ông Hành số tiền 600 triệu đồng; ngày 17/12/2011 ông Ngoan, ông Sơn và ông Ổn ký hợp đồng vay của ông Hành số tiền 1,2 tỷ đồng và ngày 05/01/2012 ông Ngoan ký hợp đồng vay của ông Hành số tiền 600 triệu đồng. Cả 03 hợp đồng vay tiền ông Hành đều dùng con dấu pháp nhân Công ty CP Lạc hồng – Đồng Nai đóng giáp lai và đóng lên chữ ký của ông Ngoan. Sau khi ký hợp đồng vay tiền, ông Hành giao nộp tiền vào tài khoản hoặc quỹ của Công ty và được bộ phận kế toán của Công ty lập hóa đơn chứng từ thu, chi, ghi sổ sách đầy đủ. Công ty đã sử dụng và là chủ sở hữu toàn bộ số tiền vay được từ ông Trần Hành nêu trên. Quá trình kinh doanh thua lỗ, Công ty mất khả năng thanh toán trả nợ; để đòi lại số tiền cho vay, ông Hành yêu cầu các cổ đông phải viết giấy nhận nợ cá nhân, xác nhận nợ cá nhân. Ông Ngoan là người có vốn cổ đông đứng sau ông Trần Hành và là Phó Tổng Giám đốc Công ty nên ông Hành yêu cầu ông Ngoan phải viết 02 giấy nhận nợ và 01 giấy xác nhận nợ cá nhân vào ngày 15/08/212, với tổng số tiền của 03 hợp đồng là 1.806.000.000đ (Một tỷ tám trăm lẻ sáu triệu đồng). Sau khi có được giấy nhận nợ, xác nhận nợ cá nhân do ông Ngoan viết và ký tên, ông Hành đã khởi kiện ông Ngoan ra Tòa án để yêu cầu ông Ngoan phải trả số tiền vốn là 1.806.000.000đ và tự tính lãi là 368.424.000đ; tổng cộng là 2.174.424.000đ. Bản án dân sự sơ thẩm số: 95/2013/DS-ST, ngày 30/12/2013, của Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh đã tuyên xử buộc ông Ngoan phải trả cho ông Trần Hành tổng cộng số tiền là 1.778.151.000đ (trong đó nợ gốc 1.506.000.000đ và lãi tính đến ngày 23/12/2013 là 272.151.000đ). Ông Ngoan đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm. Sau đó Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã xét xử bằng Bản án dân sự phúc thẩm số: 1009/2014/DSPT, ngày 19/8/2014, với nội dung: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Ngoan và giữ nguyên bản án sơ thẩm. Giao dịch  giả, hậu quả thật Diễn biến vụ án theo quan điểm của Luật sư Nguyễn Xuân Trường - Văn phòng luật sư  Xuân Trường – Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai thì tòa án 2 cấp đã có kết luận trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Cụ thể: - Không xem xét về hình thức và nội dung hợp đồng; hợp đồng không được ký vào từng trang (cả 03 hợp đồng trang 01 đều không có chữ ký của ông Ngoan); trang 01 của cả 03 hợp đồng không có dấu giáp lai nhưng trang 02 lại có dấu giáp lai. Còn hợp đồng ngày 05/01/2012 có dấu đóng lên chữ ký của ông Ngoan với chức vụ là Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Lạc Hồng. Theo quy định pháp luật, con dấu là tài sản của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định pháp luật. Người Đại diện theo pháp luật của Công ty CP Lạc Hồng - Đồng Nai là ông Trần Hành, nên việc sử dụng con dấu như thế nào là do ông Hành thực hiện; ông Hành dùng dấu pháp nhân của Công ty đóng giáp lai và đóng lên chữ ký của ông Ngoan là có căn cứ để xác định trách nhiệm của Công ty CP Lạc Hồng – Đồng Nai đối với 03 hợp đổng vay tiền mà ông Hành khởi kiện. 2 cấp tòa không xem xét đầy đủ, khách quan các tài liệu, chứng cứ thu thập được: Cả 03 hợp đồng đều ghi phương thức vay: Tiền bên A cho bên B vay sẽ được giao…; như vậy, khi ký kết hợp đồng chưa có giao nhận tiền; sau đó việc giao tiền được ông Hành nộp vào tài khoản của Công ty mở tại Ngân hàng hoặc giao nộp vào quỹ tiền mặt của Công ty và đều được bộ phận kế toán, thủ quỹ lập phiếu thu, chi và ghi sổ sách đầy đủ. Như vậy Công ty là chủ sở hữu tiền vay kể từ thời điểm nhận tiền. Do vậy, Công ty CP Lạc Hồng – Đồng Nai mới là đơn vị có nghĩa vụ trả đủ tiền vay cho ông Hành, nhưng không được Tòa án xem xét, giải quyết. Tiếp đó tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều không xem xét số tiền ông Hành cho vay và đã được trả nợ ra sao: Cụ thể với số tiền 2,4 tỷ đồng mà ông Hành giao cho Công ty CP Lạc Hồng – Đồng Nai, các cá nhân và Công ty đã trả cho ông Hành số tiền là 1.295.300.000đ. Như vậy, số tiền còn nợ ông Hành là 1.104.700.000đ, nhưng tại sao Tòa án lại tuyên xử buộc ông Ngoan phải trả tiền nợ gốc 1.506.000.000đ và lãi tính đến ngày 23/12/2013 là 272.151.000đ  ???… Không xem xét trách nhiệm cá nhân của người ông Sơn, ông Ổn và Công ty CP Lạc Hồng – Đồng Nai trong ký kết, thực hiện hợp đồng. Không thu thập tài liệu, chứng cứ đầy đủ: Cụ thể các hóa đơn, chứng từ, sổ sách còn lưu giữ tại Công ty CP Lạc Hồng – Đồng Nai và Ngân hàng XNK Việt Nam (EximBank) – Chi nhánh Đồng Nai thể hiện rõ việc giao, nhận và sử dụng tiền vay… nhưng không được Tòa án xem xét, chấp nhận dù ông Ngoan đã có đơn yêu cầu thu thập tài liệu, chứng cứ. Không triệu tập nhân chứng, không đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng: Kế toán, thủ quỹ… của Công ty CP Lạc Hồng – Đồng Nai là người biết rất rõ và là người thực hiện việc thu, chi đối với số tiền vay của ông Hành, nhưng không được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với vai trò người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Ngoài ra, số tiền ông Hành cho vay đã được giao, nộp vào Công ty CP Lạc Hồng – Đồng Nai. Công ty đã nhận, sử dụng và là chủ sở hữu tiền vay. Ông Ngoan không phải là người vay tiền, không nhận tiền vay, không phải là chủ sở hữu tiền vay…. Nhưng Tòa án lại chỉ dựa vào giấy nhận nợ, giấy xác nhận nợ cá nhân do ông Ngoan viết không đúng thực tế và có sự nhầm lẫn để tuyên xử buộc ông Ngoan phải trả nợ cho ông Hành là không khách quan và có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Về bản chất, việc vay tiền giữa ông Ngoan và ông Hành, người đại diện pháp luật của Công ty Lạc Hồng là giao dịch giả tạo để hợp thức hóa việc ông Hành cho Công ty Lạc Hồng vay tiền. Nhưng với bản án của 2 cấp tòa thì không xét đến  giao dịch giả tạo và hậu quả các cá nhân nhận vay phải chịu hết mặc dù trên thực tế tiền không được dùng. Bởi những lý lẽ như vậy, ông Ngoan đã làm đơn gửi đến cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo trình tự thủ tục giám đốc thẩm; để tuyên huỷ Bản án sơ thẩm số 95/2013/DS-ST, ngày 30/12/2013 của Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh và Bản án phúc thẩm 1009/2014/DSPT, ngày 19/08/2014, của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm PV điều tra