Vụ án Thái Nguyên: Có hay Không vi phạm tố tụng?

00:00 12/10/2020

Vụ án vi phạm hợp đồng kinh tế “Đổi đất lấy hạ tầng” xảy ra ở xã Ký Phú, Đại Từ, Thái Nguyên, có dấu hiệu của việc chính quyền cơ sở “bội tín”?

Phá bỏ giao kèo Căn cứ vào chủ trương của xã về việc xây dựng nhà văn hóa thôn, xóm bằng việc “Đổi đất lấy hạ tầng”. Một số xóm như: xóm Gió, xóm Cạn, xóm Chuối, xóm Dứa… đã và đang tiến hành thực hiện. Ngày 07/11/2008, xóm Soi, xã Phú Ký, Đại Từ, Thái Nguyên (Bên A) ký hợp đồng kinh tế xây dựng cơ bản với ông Nguyễn Văn Chữ, cư trú tại địa phương (Bên B). Đại diện bên A trong hợp đồng có ông Trần Văn Hào - Trưởng xóm; ông Nguyễn Văn Cường - Bí thư Chi bộ. UBND xã Ký Phú là Chủ tịch Bùi Văn Tư ký tên đóng dấu. Nội dung hợp đồng: Bên B đầu tư trọn gói xây dựng nhà văn xóm Soi với diện tích sử dụng 65m2 nhà cấp 4 theo thiết kế đã được duyệt. Đổi lại bên A thanh toán cho bên B bằng thửa đất số 545, tờ bản đồ 19, diện tích 360m2 tại xóm Soi, xã Ký Phú. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Nguyễn Văn Chữ. Đúng tiến độ thi công, hoàn thành bên A nghiệm thu, bên B bàn giao công trình cho bên A sử dụng có đầy đủ đại diện của xóm, UBND xã Ký Phú, UBND huyện Đại Từ.

vu-an-thai-nguyen-dat-co-to-tung

Việc sử dụng đất còn đang rất nhiều bất cập và tranh chấp Bên A đã không giao đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như cam kết trong hợp đồng cho bên B với lí do “Đất đang có tranh chấp”? Vụ việc kéo dài hơn 8 năm nay không dàn xếp được, nên ông Nguyễn Văn Chữ viết đơn khởi kiện lãnh đạo xóm Soi và UBND xã Ký Phú đến Tòa án nhân dân huyện Đại Từ để đề nghị giải quyết. Ngày 04/04/2016, Tòa án nhân dân huyện Đại Từ ra bản án số 05/2016/DS-ST. Quyết định buộc xóm Soi thanh toán cho ông Chữ hơn 56 triệu đồng (tiền giá trị công trình xây dựng). Bản án đã không nhận được sự đồng tình. Ông Chữ đã có đơn kháng án lên Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Hơn 26 hộ gia đình xóm Soi ký đơn gửi đến các cơ quan chức năng từ huyện đến tỉnh kiến nghị về sự “bội tín” của xóm và xã Ký Phú. Có hay không vi phạm tố tụng ? Thứ nhất: Bản án sơ thẩm nhận định “Đây là vụ án tranh chấp hợp đồng dịch vụ xây dựng” nên công nhận ông Trần Văn Hào trưởng xóm có thẩm quyền ký hợp đồng dịch vụ xây dựng theo Thông tư số 04 ngày 31/08/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố… Trích dẫn thông tư này xem ra tòa đã nghiên cứu kỹ càng. Nhưng tại sao tòa lại “quên” mình nhầm lẫn ở chỗ đã đổi tên hợp đồng từ kinh tế sang dịch vụ. Đây mới là nội dung chính của vụ án? Bản chất của hợp đồng cũng như nội dung của vụ án này phải là “Đổi đất lấy công trình”. Cụ thể: Ông Nguyễn Văn Chữ bỏ tiền đầu tư xây dựng nhà văn hóa xóm Soi để đổi lấy thửa đất số 545, tờ bản đồ số 19, diện tích 360m2 tại xóm Soi. Cả nội dung và hình thức được thể hiện rất rõ trong hợp đồng này. Như vậy qua bản án tòa đã xác định sai hình thức (tên gọi hợp đồng) dẫn đến xét xử không đúng nội dung của vụ kiện ? Trong phần nhận xét vụ án, tòa lấy căn cứ ban xóm và xã không có quyền giao đất cho cá nhân nên việc thỏa thuận thanh toán bằng đất là “Vi phạm nội dung hợp đồng”. Nhưng lại “quên” xử hành vi này theo điều khoản hợp đồng đã xác lập bằng việc buộc bên vi phạm phải trả bằng giá trị mảnh đất 360m2 trong hợp đồng theo thời giá lúc xét xử. Mà lại tuyên xử bên không vi phạm hợp đồng (Bên B) nhận lại tiền đã đầu tư từ 9 năm qua với mục đích đổi lấy chỗ ở mới này (Chỗ ở cũ của gia đình ông Chữ thuộc diện phải di dời do ngập lụt quá nặng). Thứ hai: Bản án dân sự sơ thẩm xác định sai quan hệ pháp luật bởi pháp nhân trong hợp đồng kinh tế này phải là: Một bên UBND xã Ký Phú (Chủ tịch đã ký tên đóng dấu trong hợp đồng – Bên A). Một bên là ông Nguyễn Văn Chữ (Bên B). Bởi UBND xã Ký Phú là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương, là cơ quan lập tờ trình đến cấp có thẩm quyền theo chủ trương “Đổi đất lấy hạ tầng”. Trong đó, Điều 16, Pháp lệnh số 34 ngày 05/04/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành về thực hiện dân chủ ở cơ sở xã, phường, thị trấn… quy định Tòa đưa UBND xã Ký Phú vào là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, không phải là bị đơn của vụ án là chưa đúng với quy định của pháp luật. Hệ lụy của việc này sẽ dẫn đến bản án khó thi hành, quyền lợi của nguyên đơn sẽ không được bảo đảm (Ban xóm Soi không thể là pháp nhân để ký hợp đồng kinh tế vì không được giao quản lý đất đai, không có tài khoản, con dấu riêng…). Bản án bị kháng cáo và phản đối? Bản án dân sự sơ thẩm số 05 ngày 04/05/2016 của Tòa án nhân dân huyện Đại Từ gây quá nhiều tranh cãi. Dư luận cho rằng, bản án xét xử thiếu khách quan công bằng, không khả thi trong quá trình thi hành án. Người thực thi nghiêm chỉnh cảm kết trong hợp đồng (Bên B) thì quá thiệt thòi, oan ức. Người “Bội tín” trong hợp đồng (Bên A) thì vô can không phải chịu trách nhiệm gì về vi phạm? Hàng chục hộ dân xóm Soi ký đơn phản đối gửi tới các cấp lãnh đạo và các ban ngành của tỉnh là điều đáng để tâm? Mong bản án phúc thẩm tới đây của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên sẽ xóa đi được những khúc mắc này.

Chúng tôi sẽ trở lại vụ việc khi có thông tin mới.

PV. N.B