Với "Tình yêu ở lại" của Đoàn Kiển

00:00 12/10/2020

Tôi may mắn được tác giả Tình yêu ở lại ...cho một tấm vé đầu tiên vào chiêm ngưỡng một thắng cảnh đẹp mà tác giả chưa muốn công bố. Điều đó, khiến cho cái háo hức khám phá trong tôi tăng gấp bội, bởi lẽ, cái “thắng cảnh” ấy đã được đôi lần tác giả kể vo với cánh anh em văn chương, báo chí chúng tôi ở tư gia của anh. Vì thế, khi nhận được bản thảo qua Email tôi đã khẩn trương đọc ngay, đọc để giải đáp một câu hỏi mà tác giả yêu cầu trả lời: viết có được không?

Tác giả Đoàn Kiển kí tặng sách cho bạn đọc   ĐÔI LỜI THƯA VỚI TÌNH YÊU Ở LẠI* Nhà văn  Vũ Thảo Ngọc Tôi may mắn được tác giả Tình yêu ở lại ...cho một tấm vé đầu tiên vào chiêm ngưỡng một thắng cảnh đẹp mà tác giả chưa muốn công bố. Điều đó, khiến cho cái háo hức khám phá trong tôi tăng gấp bội, bởi lẽ, cái “thắng cảnh” ấy đã được đôi lần tác giả kể vo với cánh anh em văn chương, báo chí chúng tôi ở tư gia của anh. Vì thế, khi nhận được bản thảo qua Email tôi đã  khẩn trương đọc ngay, đọc để giải đáp một câu hỏi mà tác giả yêu cầu trả lời: viết có được không? Kính thưa anh Đoàn Kiển và các anh, các chị, thú thực, đọc quãng ngót ba trăm trang gì đó, tôi đã vội trả lời – mà thực ra là không hề vội- tôi khẳng định với anh ngay: Tình yêu ở lại, viết như một nhà văn chuyên nghiệp viết. Thậm chí, có khi còn hơn thế. Hơn ở cái túi tư liệu khổng lồ mà tác giả bung ra, chứ không phải dốc ra. Từng con chữ sắc lẻm của sự kiện sắc lẻm nào đó thực sự chinh phục người đọc. Câu chữ sắc gọn, cách kể chuyện dí dỏm, có duyên, khiến sự kiện tư liệu đó không còn là tư liệu khô cứng về ngành mỏ, về công việc vốn nặng trịch của một người đứng đầu ngành mỏ những năm tháng cực kỳ thăng trầm ấy. Và cứ thế, hàng vạn con chữ, những chi tiết nhỏ, to, buồn, vui...cứ dẫn dụ người đọc, đặc biệt những ai đã gắn bó với công việc làm mỏ, với những khoảng thời gian lịch sử ấy, hẳn nhiên sẽ thấy hơi hướm của nhân tình, thế thái thời đó...Tôi đã thư qua email cho anh những dòng ngắn, gọn nhất để anh biết tôi đã có câu trả lời như đã nói ở trên như sau: 1.Về thể loại khẳng định đây là cuốn tự truyện, hoặc có thể gọi là loại tiểu thuyết tư liệu. 2. Về nội dung: có nhiều tình tiết, sự việc...rất cuốn hút người đọc về độ “thật” của bản chất sự việc mà anh là nhân vật chính kể ra. 3. Về nghệ thuật viết: với văn phong  giản dị trong sáng cùng với  tư duy  sắc sảo, để khi thể hiện ra trang viết anh đã giữ “thăng bằng” được cả nội tại và ngoại vi của sự việc nên  không cần ve vuốt mà tự câu chữ anh viết đã toát lên tinh thần nghệ thuật cần có ở một cuốn sách dù là thể loại tự truyện hay thể loại văn học khác. Cái sự chân thực trong mỗi câu chuyện của anh đều hàm chứa cả nội dung và hình thức nghệ thuật có giá trị cao mà không phải nhà văn nào dễ có được... 4. Về kết cấu như anh đưa ra gồm 5 chương lớn, theo tôi chỉ cần chia làm ba phần.... Vâng, đó là thiện ý của tôi, nhưng tôi nghĩ, đó là chủ ý của người ngoài cuộc, chỉ như một cách góp thêm cho tác giả có sự so sánh và điều chỉnh ý đồ kiến trúc tác phẩm của mình. Và tôi đã đọc lại khi cuốn sách được xuất bản, thấy tác giả có lý, tại sao anh không để 3 phần như tôi gợi ý, tại sao anh rút nhiều tít phụ..., khi tiếp cận văn bản học thì càng thấy trân trọng giá trị cuốn sách mà anh Đoàn Kiển đã kỳ công định tính, định lượng về công trình văn học của mình. Từng phần, từng mục, mỗi góc độ tiếp cận tư liệu, anh đã khéo léo đưa sự kiện vào cùng với cảm xúc thăng hoa của mình để giải đáp những câu hỏi : tại sao, thế nào. Ví như viết về quê hương thân thương, anh đi từ xa, đến gần, như những nghệ sĩ lia máy quay từ gần đến xa để bắt đầu câu chuyện của mình. Khiến câu chuyện anh kể thật đến mức như ai cũng nhìn thấy những sự thật thân thuộc quá đỗi ấy mà không thấy sự nhàm chán - không thấy sự lao động chữ nghĩa rất nghiêm túc của tác giả, ấy là sự giỏi của người viết. Anh kể về  ngôi làng thuần nông nghèo giữa đồng bằng Bắc bộ, tác giả cũng lớn lên như bao bạn bè cùng trang lứa, lớn lên bằng những lời ru, câu ca quê kiểng và chính từ gia đình, từ làng quê thân thương ấy đã nâng bước chân anh, nuôi lớn khát vọng “làm một điều gì đó” cho quê hương. Rồi những bước chân đầu tiên với NGHIỆP làm mỏ, biết bao khó khăn, thử thách, nhưng hình như trời phú cho anh cái thảnh thơi của người nghệ sĩ, cái bản lĩnh bác học của người thủ lĩnh cấp cao, nên những sự kiện tư liệu dù rất khó nói-khó viết ra nhưng anh vẫn cống hiến cho bạn đọc những trang viết chân thực và rành rẽ, công tâm. Đặc biệt khi anh giữ vai trò Tổng giám đốc, việc đối nhân xử thế, đối nội, đối ngoại luôn là cách hành xử thông minh để cả hai thậm chí ba bốn phía đều cảm thấy ...bằng lòng! Là góc độ của người viết như tôi, thú thực, để có được tư liệu quý đã khó, nhưng xử lý tư liệu để viết nên những trang văn “thong dong” như anh Đoàn Kiển viết, thực sự tôi cũng khó thao tác được, vì nó không là máu thịt của mình, không là gan ruột của mình nên nếu có viết được thì cũng sẽ rất khô cứng. Nhưng anh Đoàn Kiển đã viết và viết cuốn hút người đọc như tôi đã nói ở trên, đó là vì anh là nhân vật chính, là vì anh có tố chất uyên bác của một học giả, vì thế, cách anh nêu vấn đề và chi tiết hóa  bằng văn học anh thao tác rất giỏi, không cần sự hỗ nào nào khác ngoài tư duy sắc sảo và vốn ngôn ngữ phong phú.... Và vì thế, chỉ có sớm, hay muộn, anh sẽ viết, viết một cách nghiêm túc để cống hiến cho bạn đọc những trang viết cuộc đời sinh động và hấp dẫn.... Với hàm lượng kiến thức rộng, độ dày về thời gian, không gian đều rất lớn đã làm nên tác phẩm TÌNH YÊU Ở LẠI, mỗi độc giả đều có những kiến giải riêng của mình, và vì  thời gian không cho phép tôi chỉ xin trích hai mẩu chuyện nhỏ dư âm về tác giả – tác phẩm Tình yêu ở lại như thế này ạ: Viết về làng quê, xin được trích tâm sự của một độc giả gửi cho tôi: chị ơi, em đọc những trang anh Kiển tả về quê hương em đã khóc, vì anh Kiển sao lại tả hay đến thế, dù em thấy làng quê  cũng bình thường thôi mà, sao qua giọng anh Kiển kể, nó hiện lên thật quá đỗi thân thương,  quá đỗi gần gụi và day dứt... Xin thưa tác giả Đoàn Kiển, chỉ cần một độc giả nói lên điều đó với tác giả thì nhà văn đã quá thành công rồi ạ, xin không có lời bình thêm. Viết về công nghiệp Than,  nhiều các anh, chị là nhà văn, nhà thơ và độc giả vùng mỏ thì chỉ thốt lên với tôi: trời ơi, ông Kiển viết hay quá, viết như nhà văn viết  ấy, ông ấy quá tài, sao ông ấy lại viết hay thế nhỉ! Cũng xin thưa với anh Đoàn Kiển, những thông tin trên tôi đã được nghe phản hồi từ phía độc giả sinh sống gắn bó với vùng mỏ Quảng Ninh, vì không có điều kiện để ...nói với anh mà chỉ được đọc sách của anh. Nhân diễn đàn này xin phép được bộc bạch hộ các anh chị ấy. Vâng, cũng xin thưa với tác giả  Tình yêu ở lại, xin không có lời bình thêm ạ. Và, xin kính chúc tác giả Tình yêu ở lại sẽ tiếp tục với những đam mê NGHIỆP CHỮ NGHĨA như NGHIỆP LÀM THAN nhiều day dứt nhưng cũng vô cùng thi vị... Xin chúc anh từ cuốn sách đầu tay THỢ LÒ CŨNG LÀ CHIẾN SĨ đến TÌNH YÊU Ở LẠI, anh sẽ còn tiếp tục cống hiến cho bạn đọc vùng mỏ nói riêng, cho đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước sớm biết đến những tác phẩm văn học thực thụ của một người từng làm quản lý như anh những trang viết chân thực nhất. *Tham luận của Nhà văn Vũ Thảo Ngọc tại buổi ra mắt tác phẩm “Tình yêu ở lại” của tác giả Đoàn Kiển, do Tổng Công ty Công nghiệp mỏ- Vinacomin tổ chức, tháng 6/2015