UBND tỉnh Thanh Hóa lại ban hành công văn “kỳ quặc”!

00:00 12/10/2020

Nhà máy nước hồ Quế Sơn sau 4 tháng thi công vẫn chưa xây dựng được phần móng, thế mà UBND tỉnh Thanh Hóa đã lần thứ hai ban hành công văn thúc ép Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn sớm thương thảo, ký hợp đồng cung cấp nước với liên doanh Anh Phát – Sông Chu (chủ đầu tư dự án). Việc làm “lạ đời” này của UBND tỉnh Thanh khiến dư luận nghi ngờ về “lợi ích nhóm” tại dự án nhà máy nước hồ Quế Sơn? Ngày 11/10/2016, lại một lần nữa UBND tỉnh Thanh Hoá ban hành công văn số 11604/UBND-THKH  với nội dung: đề nghị Lọc hoá dầu sớm thương thảo, ký hợp đồng với đơn vị cấp nước thứ 2 là liên doanh Anh Phát – Sông Chu để đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đến tận chân hàng rào nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn cấp nước cho dự án NSRP. img_3280-2
img_3280-1
Công văn số 11604/UBND- THKH của UBND tỉnh Thanh Hóa lại một lần nữa cho thấy mang nặng tính “bảo kê” cho dự án nhà máy nước hồ Quế Sơn?
Nội dung công văn này còn ra điều kiện : “nếu NSRP LLC không giải quyết được các vấn đề nêu trên , tỉnh Thanh Hoá sẽ không đủ cơ sở để khẳng định sẽ cung cấp nước, đáp ứng yêu cầu cung cấp nước cho dự án NSRP”. Bảo lãnh hay bảo kê Khu kinh tế Nghi Sơn nói chung và dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn nói riêng hiện đang được nhà máy nước Bình Minh (công suất giai đoạn I là 30.000 m3/ngày đêm; giai đoạn 2: 60.000 m3/ngày đêm) cấp nước đầy đủ để hoạt động. Tuy nhiên, có “điều lạ” là từ tháng 5/2016 đến nay Liên doanh Lọc hóa dầu Nghi Sơn lại “đột ngột” có 3 văn bản gửi cho UBND tỉnh Thanh Hóa quan ngại về chất lượng, khối lượng nước của Bình Minh và đề xuất Thanh Hóa cần xây dựng thêm một nhà máy nước dự phòng thứ 2. Lấy cớ Lọc hóa dầu gửi văn bản “kêu ca”, Thường trực tỉnh ủy Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa và Ban quản lí KKT Nghi Sơn không cần vào cuộc xem xét rõ thực hư đúng -sai đã vội chấp thuận cho liên doanh Anh Phát – Sông Chu làm chủ đầu tư dự án nhà máy nước hồ Quế Sơn (cách nhà máy nước Bình Minh vài km). Dự án nhà máy nước hồ Quế Sơn, công suất 90.000 m3/ngày đêm mà không cần thông qua phê duyệt, thẩm định hồ sơ, công nghệ và được phê duyệt với thời gian “siêu nhanh” trong vòng 4 ngày. Đây được xem là bước “đột phá” về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh “chưa từng có” tại Thanh Hóa? Theo giải thích từ phía UBND tỉnh Thanh Hóa, dự án nhà máy nước hồ Quế Sơn được khởi công xây dựng từ tháng 6/2016 và sẽ hoàn thành vào tháng 12/2016, có nghĩa chỉ xây dựng với tốc độ 6 tháng là xong cho siêu dự án nước sạch. Nhưng thực tế cho đến trung tuần tháng 10/2016, nhà đầu tư đang còn loay hoay, tất bật làm ngày làm đêm, thi công cả lúc mưa gió mà vẫn chưa xong được phần móng của công trình (ảnh chụp ngày 14/10). Trong khi đó, ngày 11/10, UBND tỉnh Thanh Hóa lại một lần nữa phát hành công văn số 11604/UBND-THKH  với nội dung: đề nghị Lọc hoá dầu sớm thương thảo, ký hợp đồng với đơn vị cấp nước thứ 2 là liên doanh Anh Phát – Sông Chu để đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước đến tận chân hàng rào nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn cấp nước cho dự án NSRP.
Khởi công gần 4 tháng, đến nay Liên doanh Anh Phát – Sông Chu còn chưa xây dựng xong phần móng. Nhà máy còn xây dựng xâm phạm vào hành lang an toàn lưới điện cao thế, nguy cơ mất an toàn là rất lớn.
Khởi công gần 4 tháng, đến nay Liên doanh Anh Phát – Sông Chu còn chưa xây dựng xong phần móng. Nhà máy còn xây dựng xâm phạm vào hành lang an toàn lưới điện cao thế, nguy cơ mất an toàn là rất lớn.
Nội dung công văn này còn ra điều kiện như để “dọa” Lọc hóa dầu Nghi Sơn: “nếu NSRP LLC không giải quyết được các vấn đề nêu trên , tỉnh Thanh Hoá sẽ không đủ cơ sở để khẳng định sẽ cung cấp nước, đáp ứng yêu cầu cung cấp nước cho dự án NSRP”. Dư luận đặt câu hỏi: tại sao UBND tỉnh Thanh Hóa lại đi can thiệp “thô bạo” vào công việc riêng của doanh nghiệp. Việc hợp tác, ký kết hợp đồng là dựa trên tinh thần tự nguyện, thỏa thuận giữa doanh nghiệp với nhau chứ đâu phải chuyện của chính quyền? Nhà máy nước hồ Quế Sơn còn đang xây dựng phần móng, chưa ai dám khẳng định, hình dung ra hình hài nhà máy, công nghệ, chất lượng nước có đủ tiêu chuẩn hay không mà đã 2 lần chính quyền Thanh Hóa ra văn bản “thúc ép” Lọc hóa dầu cần phải ký hợp đồng với liên doanh Anh Phát – Sông Chu?  Nếu việc can thiệp này thành công thì hợp đồng giữa nhà máy nước Bình Minh (công suất 90.000 m3/ngày đêm) với Lọc hóa dầu Nghi Sơn chẳng nhẽ sẽ phải hủy bỏ, gần một nghìn tỷ đồng mà Công ty Bình Minh bỏ ra đầu tư nhà máy nước theo chủ trương “trải thảm đỏ” mời gọi đầu tư của Thanh Hóa trong 10 năm qua phải bắt buộc đóng cửa, phá sản? Liên danh Anh Phát – Sông Chu là ai, thế lực gì mà lại được chính quyền Thanh Hóa từ Thường trực tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban quản lý KKT Nghi Sơn ra sức “bảo lãnh”, “bảo kê” như vậy? “Lờ”  ý kiến cấp trên Liên quan đến dự án nhà máy nước hồ Quế Sơn mà tỉnh Thanh Hoá có đề nghị  được bổ sung vào quy hoạch KKT Nghi Sơn, ngày 5/10/2016, Văn phòng Chính phủ có công văn số 8171/VPCP-KTN gửi Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Thanh Hoá khẩn trương đánh giá nhu cầu, khả năng cung cấp nước; thống nhất đề xuất giải pháp cấp nước nhằm đáp ứng tiến độ, nhu cầu cấp nước cho các dự án vận hành vào năm 2017 và các dự án đang triển khai tại KKT Nghi Sơn; đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong Đề án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/10/2016. Đáng lẽ ra sau khi có sự chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa phải cho dừng việc thi công nhà máy nước hồ Quế Sơn để các cơ quan nêu trên vào cuộc xác minh, làm rõ có nên hay không nên, cần hay không cần xây dựng nhà máy nước để bổ sung vào quy hoạch chung KKT Nghi Sơn. Đằng này tại công trường xây dựng nhà máy nước hồ Quế Sơn, liên doanh Anh Phát – Sông Chu gần như đang dốc toàn bộ nhân lực, vật lực cả ngày lẫn đêm để thi công phần móng, toa ly, bờ kè nhà máy. Công trường lúc nào cũng rầm rập phương tiện máy móc, thậm chí thi công cả lúc trời có mưa (ảnh chụp 5h30 ngày 14/10/2016) giường như chạy đua với thời gian, để đối phó với các đoàn thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt nguy hiểm khi nhà máy nước hồ Quế Sơn luôn rình rập nhiều rủi ro tiềm ẩn. Theo quan sát của phóng viên, toàn bộ khuôn viên nhà máy tọa lạc ở một vị trí không thuận lợi, nằm ngay dưới chân núi có độ dốc lớn và nằm chính giữa hệ thống đường chuyển tải điện cao thế nên mất an toàn rất cao. Chỉ cần trong quá trình xây dựng hoặc khi đi vào vận hành chỉ cần một vật gì đó tác động gây cháy chập điện, ảnh hưởng tiêu cực đến cả một vùng rộng lớn, gây thiệt hại siêu khủng đến kinh tế cho các dự án như nhiệt điện Nghi Sơn, Lọc hóa dầu… Nhà máy còn nằm ngay phía chân núi, bờ toa ly dốc đứng 40-50m nếu xảy ra sạt lở đất thì dẫn đến một thảm họa. Với việc UBND tỉnh Thanh Hóa lại một lần nữa ban hành công văn số 11604/UBND-THKH, yêu cầu Lọc hóa dầu Nghi Sơn phải ký hợp đồng với liên doanh Anh Phát – Sông Chu, với nhà máy hồ Quế Sơn còn chưa xây dựng xong phần móng,  đã phần nào lộ rõ “lợi ích nhóm” tại dự án này?     (theo congluan.vn)