Trung Quốc “dằn mặt” về hậu quả tồi tệ nếu công ty công nghệ lớn hợp tác với Trump
Trung Quốc cảnh báo doanh nghiệp có thể đối diện với hậu quả tồi tệ nếu họ hợp tác với lệnh cấm của chính quyền Tổng thống Trump trong việc cấm bán công nghệ Mỹ chủ chốt cho các công ty Trung Quốc.
Ảnh: Nikkei
Trong tuần này, chính phủ Trung Quốc đã triệu tập đại diện của những công ty công nghệ lớn của thế giới như Microsoft và Dell của Mỹ, Samsung của Hàn Quốc và cảnh báo rằng họ có thể đối diện với hậu quả tồi tệ nếu họ hợp tác với lệnh cấm của chính quyền Tổng thống Trump trong việc cấm bán công nghệ Mỹ chủ chốt cho các công ty Trung Quốc.
Cuộc gặp các đại diện công ty công nghệ này diễn ra vào ngày thứ Ba và ngày thứ Tư, cuộc gặp diễn ra sau thông báo của chính quyền Bắc Kinh rằng họ đang tập hợp danh sách công ty và cá nhân không đáng tin cậy.
Bản danh sách được coi như cách đáp trả lại chính quyền Tổng thống Trump bởi quyết định ngăn chặn Huawei, công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, không được tiếp cận với công nghệ Mỹ. Mỹ đã buộc Huawei ăn cắp bí mật thương mại của Mỹ đồng thời tiến hành hoạt động giám sát đại diện cho chính quyền Bắc Kinh.
Chi tiết về cuộc gặp này được chia sẻ bởi 2 người có nguồn tin thân cận với vụ viêc. Đây là động thái mới nhất của chính quyền Bắc Kinh sau 2 tuần đối đầu kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ trở nên căng thẳng. Tham dự cuộc gặp còn có đại diện của một số công ty sản xuất chất bán dẫn bao gồm Arm của Anh và SK Hynix của Hàn Quốc.
Tất cả đại diện của doanh nghiệp có tham dự cuộc gặp trên đều từ chối bình luận về vụ việc.
Mối quan hệ căng thẳng giữa những nước đối tác thương mại lớn của thế giới đã đẩy doanh nghiệp và chính phủ các nước trên khắp thế giới vào khó khăn. Dù cuộc đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn của thế giới khá căng thẳng, việc Mỹ đưa ra lệnh cấm với Huawei trong tháng trước vẫn khiến nhiều người ngạc nhiên, điều này không khỏi tác động xấu đến tham vọng công nghệ dài hạn của Trung Quốc.
Giờ đây, mỗi cường quốc dường như đang tạo ra nhiều vũ khí kinh tế riêng nhắm đến bên kia. Từng là một mối quan hệ có nhiều ràng buộc, quan hệ thương mại giờ đây đang đối diện với rủi ro tan vỡ, nó tạo ra một bối cảnh địa chính trị trong đó hai cường quốc của thế giới sẽ cạnh tranh giành ảnh hưởng kinh tế và cố gắng gây hại cho bên kia về công nghệ chủ chốt và tài nguyên.
Tư vấn cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế chuyên nghiên cứu về chính sách kinh tế Trung Quốc, ông Scott Kennedy, nhận xét: “Vấn đề hiện nay rất nhạy cảm bởi chính quyền Tổng thống Trump đã gây bất ổn toàn bộ mối quan hệ, thương mại và nhiều lĩnh vực khác”.
Trung Mến
Theo: bizlive.vn
Nên đọc
-
1/
Ca sĩ Thái Thùy Linh trở nên giàu có sau một thập kỷ làm thiện nguyện
-
2/
Bloomberg: Cổ phiếu Việt Nam ngày càng rẻ, nhưng không dễ mua!
-
3/
Giải golf tranh Cup Doanh nghiệp & Hội nhập phía Nam: Sức lan tỏa từ lần đầu "Đi đánh xứ người"
-
4/
Kinh tế ban đêm: "Cửa sáng" cho ngành dịch vụ
-
5/
Để doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách về bảo hiểm
-
6/
Công ty CP Đầu tư và Phát triển địa ốc Core Land: Diễn tiếp các chiêu trò mới
-
7/
Tàn khốc vay 8 triệu đồng trả 200 triệu đồng còn nợ 100 triệu đồng, cô gái quyết tự tử
-
8/
TS Nguyễn Sỹ Dũng: Quy định pháp luật xung đột khiến doanh nghiệp rơi vào mớ bòng bong
-
9/
Hà Nội: Hỗ trợ hơn 300 tỷ đồng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
-
10/
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trường Tiền - Lê Khánh Trình: Hạt giống Việt sẽ nảy mầm trên đất Tây Phi
-
11/
Trung tâm quỹ đất quận Nam Từ Liêm: “phớt lờ” chỉ đạo cấp trên hay vô cảm với quyền lợi DN
-
12/
Giải pháp liên kết thúc đẩy hành động vì hàng Việt
-
13/
ĐBQH Trần Văn Lâm: Tránh góc nhìn “thiên kiến” về doanh nghiệp tư nhân