Trồng, quản lý và khai thác rừng bền vững

00:00 12/10/2020

(DNHN) . Với 300 ngàn lao động và trị giá gần 7 tỷ USD (số liệu năm 2015), ngành công nghiệp gỗ Việt Nam được xây dựng vững chắc trên nền tảng những cánh rừng tự nhiên. Tuy nhiên, mô hình chứng chỉ FSC và bài học về trồng, quản lý và khai thác rừng bền vững đã làm thay đổi nhận thức, sinh kế và cuộc sống của người dân nơi đây; đồng thời giảm tải áp lực lên tài nguyên thiên nhiên của Quốc gia cũng như giảm thiểu việc nhập khẩu, buôn bán gỗ lậu từ các nước trong khu vực.   Chương trình trồng rừng bền vững đang mang đến lợi ích thiết thực cho cộng đồng và hỗ trợ công tác bảo tồn môi trường, nguồn nước và đa dạng sinh học của Việt Nam

rung-la-vang Ông Đặng Công Quang, Phó Giám đốc Công ty Forexco cho biết: “Mối nguy đến từ Biến đổi khí hậu  gia tăng càng làm cho chúng ta nhận ra tầm quan trọng của quản lý và khai thác rừng bền vững. Qua chương trình trồng rừng bền vững chúng tôi đang mang đến lợi ích thiết thực cho cộng đồng và hỗ trợ công tác bảo tồn môi trường, nguồn nước và đa dạng sinh học.” Ông Lê Xuyên, người tham gia trồng rừng cho Forexco cho biết: “Tôi và cha tôi rất tâm huyết với nghề trồng rừng. Chúng tôi đã tham gia trồng rừng cho Công ty Forexco từ hơn 10 năm trước. Kể từ đó, kinh tế của gia đình chúng tôi trở nên khấm khá hơn và tích lũy được nhiều tiền hơn. Cụ thể tôi đã mua được xe hơi, còn bố tôi tạo dựng được trang trại, tất cả là nhờ vào trồng rừng”. Hiện gia đình ông Xuyên đang quản lý 180 ha rừng trồng cho Công ty Forexco, và là một trong số hàng trăm ngàn người dân sống phụ thuộc vào lâm sản. Riêng nghành công nghiệp đồ gỗ cần đến 300 ngàn nhân công, đạt giá trị lên tới  gần 7 tỷ USD trong năm 2015. Nhưng trong những năm tăng trưởng nghành công nghiệp chế biến và hoạt động buôn bán xuất khẩu lâm sản lại có nền tảng không vững chắc, tài nguyên rừng của Việt Nam đã bị khai thác quá mức. Trong vòng 40 năm qua, quốc gia mất tới 43% diện tích rừng, đe dọa đến hệ sinh thái phong phú và đem lại những vấn đề môi trường như sạt lở đất, lũ lụt ngày càng nghiêm trọng. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng, Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu gỗ. Forexco, công ty sản xuất đồ gỗ mà ông Xuyên cung cấp nguyên liệu đã nắm bắt được xu thế kinh doanh mới trong việc trồng, quản lý và khai thác rừng bền vững. Ông Đặng Công Quang, giải thích: “Trước năm 2000, nghành sản xuất đồ gỗ chủ yếu sử dụng rừng tự nhiên. Tuy nhiên, do nhận thức của người sử dụng châu Âu cũng như nhận thức của bản thân người Việt trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, chúng tôi nghừng sử dụng gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên bởi vì việc khai thác quá mức gây hại tới môi trường và các cánh rừng. Từ năm 2000, công ty chúng tôi chuyển hướng sang sản xuất đồ gỗ xuất khẩu bằng gỗ rừng trồng, đặc biệt là gỗ cây keo”. Việc trồng rừng có thể cung cấp nguồn gỗ hiệu quả giúp giảm gánh nặng lên các khu rừng tự nhiên và giảm nguy cơ gỗ khai thác bất hợp pháp trà trộn vào dây chuyền cung ứng. Tuy nhiên gỗ rừng trồng ở Việt Nam không phải là giải pháp thân thiện với môi trường: các hoạt động thiếu bền vững như khai thác trắng cả khu vực rộng lớn, đốt thực bì, chặt hạ cây quanh các nguồn nước và lạm dụng phân bón hóa học và thuốc sâu có thể gây ra những tác động xấu lên môi trường. Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng châu Âu với đồ gỗ có nguồn gốc bền vững và rõ ràng, Công ty Forexco quyết định theo đuổi chứng chỉ FSC. Thời điểm trước đây với một lượng ít gỗ được cấp chứng chỉ tại Việt nam, công ty phải dựa vào nguồn gỗ nhâp khẩu đắt tiền từ Malaysia và Nam Mỹ. Được  sự hỗ trợ của WWF, Forexco bắt đầu xây dựng nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu nội địa đạt FSC ngay trên đất công ty do những người dân như ông Xuyên quản lý và hợp tác với các hộ nhỏ lẻ. Không phải qua một đêm mọi thứ thay đổi được. Ông Quang cho biết: “Người dân thường sử dụng các phương pháp và quy trình trồng cây theo cách cũ. Để thay đổi, công ty chúng tôi phải tổ chức tập huấn cho bà con nhiều lần. Nhờ đó họ có thể hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và tránh được biến đổi khí hậu”. Forexco đã thực hiện nhiều khóa tập huấn và các hoạt động nâng cao nhận thức cho người ươm trồng cây, công nhân, và cộng đồng để họ  tuân thủ 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí do FSC quy định. Công ty cung cấp cây giống và hỗ trợ mọi chi phí trồng cây. Từ năm 2013, Forexco cũng đã hổ trợ hai hộ trồng rừng ở các đại bàn lân cận rừng Công ty phát triển mở rộng thêm 245 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC. Ông Quang cho biết: “Với FSC, mỗi héc-ta đem đến cho người dân địa phương thêm gần 15-20% lợi nhuận. Những mảnh rừng trồng được quản lý bền vững trông thật khác biệt với các khu rừng xuống cấp quanh đó, lợi ích kinh tế chẳng còn bao nhiêu.” Ông Xuyên đã nhìn thấy sự thay đổi trong 10 năm qua: “FSC thực sự cải thiện môi trường tốt hơn. Việc không khai thác gần các ao hồ, sông suối đã bảo về được nguồn nước và chất lượng nước, các cây bản địa được trồng xen kẽ. Cây của tôi khỏe hơn so với những cây được trồng ở nơi đốt thực bì. Các cây non có đủ độ ẩm và lớn nhanh hơn vì đất giữ được ẩm ướt và độ mùn. Nếu chúng tôi đốt cây, khi mùa mưa tới, lớp đất trên cùng sẽ bị trôi đi khiến đất đai trở nên khô cằn”. “Các tiêu chuẩn FSC rất ngặt nghèo nhưng với chứng chỉ đạt được, các khu rừng trồng đem lại nhiều lợi ích hơn và có giá trị hơn. Về cơ bản, công ty đã tạo được thị thường và đưa ra giá cả hượp lý cho các hộ cung ứng gỗ nguyên liệu. Ông Quang nhấn mạnh. Bài và ảnh: Bình An