Tranh chấp tiền tệ với Mỹ có thể củng cố quyền lực của Trung Quốc tại Châu Á?

00:00 12/10/2020

Vào thời điểm quan trọng trong những năm 1990, Bắc Kinh đã đưa ra một chiến thuật và hiếm khi hối tiếc về quyết định đó. Lần này Trung Quốc thậm chí còn có thể đi xa hơn thế.

Nằm ngoài tư cách là một đồng tiền tệ bị cáo buộc bởi chính quyền Trump, Trung Quốc đã có một "cú hích" vào việc củng cố vai trò lãnh đạo kinh tế ở châu Á của đát nước này.

Việc Bộ Tài chính Mỹ vội vã gắn mác Trung Quốc là một kẻ "thao túng tiền tệ" không mang lại hậu quả thực tế quá lớn. Về bản chất, lời cảnh báo chỉ là phát ngôn. Khiếu nại tương tự vào năm 1994 đã không ngăn được sự hội nhập to lớn của các nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc sau đó, được nhớ đến như thời kỳ bình yên của thương mại hàng hóa toàn cầu. Bất chấp sự ồn ào từ Nhà Trắng hiện tại, Trung Quốc, cho đến thứ Hai, đã hạ giá đồng NDT.

Trung Quốc có lợi ích chiến lược mang tính khu vực để thể hiện sự đi đầu trong các chính sách với dấu ấn thương mại trên khắp châu Á và những khu vực khác. Điều này có thể làm giảm bớt nỗi sợ hãi của một số chính phủ nước khác về sự ổn định kinh tế. Bắc Kinh không định nới lỏng hoàn toàn "dây cương" theo tuyên bố của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, dù trong tuần này đồng nhân dân tệ đã xuống dưới mức 7 đổi 1 USD. Bắc Kinh cần ngăn chặn dòng vốn lớn chảy ra ngoài.

Đây không phải là lần đầu tiên cuộc khủng hoảng toàn cầu mở ra cơ hội tiềm năng cho Bắc Kinh. Nghĩ lại về cuối những năm 1990 và cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Nó xảy ra trong lúc thực thi chính sách USD mạnh mẽ do chính quyền của bà Clinton khởi xướng, một kỷ nguyên "không đáng để nhớ lại", trong bối cảnh dư luận lên án những chi trích của Donald Trump vào tiền tệ và Cục Dự trữ Liên bang.

Có một tình cảnh dẫn đến việc chính sách kết thúc vào năm 1998. Tháng 6 năm đó, khoảng một năm sau khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu đánh bại các nền kinh tế theo hiệu ứng Domino, Mỹ đã bán USD để giải cứu đồng yên giữa lúc các ngân hàng ở Nhật Bản khủng hoảng. Khoảng hai năm sau, Mỹ bán USD và mua euro để ngăn đồng tiền chung Châu Âu non trẻ khỏi thất bại hiện hữu trước khi nó bắt đầu. Mặc dù những động thái này không đơn phương, nhưng về cơ bản, Hoa Kỳ đã hy sinh đồng USD mạnh nhằm điều tiết tiền tệ và duy trì sự ổn định quốc tế. Đồng USD rất mạnh? Chính xác. Luôn luôn và ngày càng mạnh mẽ hơn? Chưa dám chắc.

Điều cuối cùng mà nhiều nước châu Á cần vào thời điểm đó là Trung Quốc làm suy yếu đồng nhân dân tệ. Ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh rất nhỏ so với bây giờ. Nhưng một đồng nhân dân tệ yếu đi sẽ gây thêm áp lực lên các nước có xu hướng xuất khẩu – phải oằn mình dưới áp lực từ suy thoái kinh tế và liên tục yêu cầu Quỹ viện trợ tiền tệ Quốc tế. Trung Quốc không có bất kỳ phản ứng nào và không giảm giá đồng nhân dân tệ, cố định ở mức khoảng 8,3 đô la. Đó là một động thái dũng cảm của một Quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Giữ đồng nhân dân tệ ổn định đã mang lại lợi thế cho các đối thủ tiềm năng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc làm suy yếu đồng nhân dân tệ? Động thái của ngày thứ Hai tại các thị trường châu Á sau khi đồng nhân dân tệ giảm xuống dưới 7 đô la là điều đáng chú ý: Đồng won Hàn Quốc lần đầu tiên giảm xuống dưới 1.200 USD kể từ tháng 1 năm 2017, đồng rupiah của Indonesia đã giảm mặc dù có sự can thiệp từ ngân hàng trung ương, đồng ringgit của Malaysia đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tuần trở lại đây. Đồng peso của Philippines và đồng nội tệ Đài Loan cũng chịu áp lực.

Tranh chấp tiền tệ với Mỹ có thể củng cố quyền lực của Trung Quốc tại Châu Á? - Ảnh 1.

Đồng nhân dân tệ đã từng yếu hơn so với hiện nay rất nhiều. (Nguồn: Bloomberg)

Trung Quốc đã gặt hái được nhiều thành quả trong cuộc khủng hoảng châu Á và có thể sẽ lặp lại điều này một lần nữa. Một số người rất bất ngờ vì trong năm đó, GDP của Trung Quốc đã vượt qua Mỹ. Vai trò lãnh đạo chính sách rộng to lớn hơn từ phía Bắc Kinh đã mang lại hiệu quả. Nhưng nó không miễn phí; Trung Quốc sẽ tìm kiếm lợi ích bù đắp từ một điều gì khác, ví dụ như nhượng bộ về mặt kinh tế và chiến lược ở Châu Á.

Vào những năm 1990, Trung Quốc là một người bạn với Châu Á nhưng đã là một mối đe dọa cạnh tranh. Những nước láng giềng đã quen với họ. Trong khi đó, đồng USD có vẻ không được "sạch sẽ" và Trump đã làm dấy lên mối lo ngại về cam kết của Mỹ với tư cách là một cường quốc Thái Bình Dương ổn định.

Hệ thống tiền tệ và tài chính của Mỹ được neo giữ từ thời kỳ sau năm 1945 vẫn còn tồn tại ở một khía cạnh nào đó. Nhưng không giống như những năm 1990 sau Chiến tranh Lạnh, nó đã bắt đầu lộ ra những kẽ hở. Điều đó đã không bắt đầu từ Trump, mà là từ ngay cả trong nhiệm kỳ tổng thống của Bill Clinton, tầm quan trọng của việc nâng cao sự ổn định của Trung Quốc là một phần của bức tranh.

Khi Bộ trưởng Tài chính Robert Rubin bán USD vào tháng 6 năm 1998, mục tiêu trước mắt là hỗ trợ Nhật Bản. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhớ là bà Clinton sẽ sớm bắt đầu chuyến thăm 9 ngày tới Trung Quốc. Điều cuối cùng ông ta muốn là chuyến đi đó phải đạt mục tiêu làm mất giá đồng nhân dân tệ nhằm giúp đỡ đồng yên, thay vì mục tiêu mang tính toàn cầu.

Trung Quốc trở thành người chiến thắng trung cuộc trong ​​cuộc khủng hoảng những năm 1990. Toàn cầu hóa vẫn được coi là tình trạng tự nhiên. Nhưng đó một thế giới khác. Kinh tế, chính trị và chiến lược của Bắc Kinh lớn hơn thế gấp nhiều lần; phương Tây và các hệ thống chính trị không còn trong trạng thái bảo vệ mặc định nữa.

Bắc Kinh có rất nhiều "công cụ" để tham gia cuộc chơi này. Một "ông lớn" sử dụng chính tiền tệ của mình làm vũ khí có xem là một khởi đầu mạnh mẽ.

Mỹ Linh

Tags: