TPHCM: So với nam giới lao động nữ vẫn thiệt thòi nhiều hơn

00:00 12/10/2020

Vừa qua, tại TP Hồ Chí Minh, viện Khoa học Lao động & Xã hội tổ chức Hội thảo Tham vấn Báo cáo an sinh xã hội đối với phụ nữ và trẻ em gái ở TP Hồ Chí Minh và Hướng dẫn áp dụng bộ chỉ số theo dõi, đánh giá an sinh xã hội có nhạy cảm giới cấp tỉnh, thành phố. hoi-thao-tham-van-bao-cao-an-sinh-xa-hoi Bà Nguyễn Thị Bích Thúy, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lao động nữ và giới thuộc Viện Khoa học Lao động & Xã hội, đánh giá: Trong thời gian qua, chính quyền TP Hồ Chí Minh luôn giành quan tâm đến công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Bên cạnh thực hiện chính sách quốc gia, thành phố còn có chính sách an sinh xã hội riêng, ưu việt hơn cho người dân và phụ nữ thành phố. Thành phố cũng đảm bảo ngân sách cho an sinh xã hội và bình đẳng giới, tạo điều kiện thuận lợi các vấn đề an sinh xã hội và bình đẳng giới. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với phụ nữ và trẻ em gái ở TP Hồ Chí Minh vẫn gặp không ít thách thức. Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu lao động nữ và giới trong giai đoạn 2004-2014, công việc của phụ nữ thường không ổn định và dễ tổn thương hơn nam giới. Lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng chỉ chiếm 21% tổng số, thấp hơn con số trung bình toàn quốc (32%). Lương tháng trung bình của phụ nữ chỉ chiếm 0,89% (tính theo thang số 1) do khác biệt về chuyên môn tay nghề, nghành nghề, khu vực làm việc, vị trí công việc. Lao động nữ nhập cư chiếm 2,7%, trong đó có 70% đang ở nhóm tuổi 15-34 tuổi, chủ yếu làm việc trong các khu công nghiệp và tự làm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhỏ. Lao động nữ nhập cư có vị thế việc làm thấp, tỷ lệ không có hợp đồng lao động, chỉ có thỏa thuận miệng hoặc thời hạn hợp đồng lao động có thời hạn dưới ba tháng chiếm tới 27%. Đối tượng này chịu nhiều rủi ro việc làm, ít được tham gia BHXH và BHYT. Tin và ảnh: Bình An (Văn phòng Đại diện phía Nam)