TPHCM: Bố trí gói tín dụng 1.000 tỷ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp

00:00 12/10/2020

Đó là phát biểu của Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh tại Hội thảo khoa học “Khởi nghiệp tại Việt Nam - Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập” diễn ra tại Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (UEH) sáng  ngày 17/6/2016. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo các tỉnh/thành phía Nam, đại diện các ngành, nghề, các chuyên gia kinh tế, các giảng viên kinh tế…với những đóng ý kiến thiết thực cho hoạt động quạn trọng này. Kinh tế tư nhân Việt Nam hiện nay bao gồm chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để phát triển kinh tế tư nhân thì việc thúc đẩy các dự án “khởi nghiệp” từ các doanh nhân tiềm năng là một trong những hướng đi đúng đắn, đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế. chu-tich-unbnd-tinh-tphcm Theo thống kê, Việt Nam hiện có trên 500.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, trong đó TP Hồ Chí Minm chiếm một nửa, với 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đóng góp 47% GDP, 40% ngân sách nhà nước và tạo việc làm cho 50% lao động. Do vậy, thúc đẩy khởi nghiệp sẽ góp phần làm gia tăng số lượng doanh nghiệp, các cơ hội đóng góp vào GDP, việc làm và ngân sách. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong, nhìn nhận: “Khởi nghiệp luôn là một quá trình khó khăn và trong giai đoạn hội nhập sắp tới sẽ càng đặt ra nhiều thách thức hơn. Thời gian tới, để hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, Thành phố sẽ bố trí gói tín dụng 1.000 tỷ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây là một trong sáu giải pháp cơ bản nhằm tạo ra môi trường kinh doanh năng động, đồng thời từng bước đề xuất kiến tạo thể chế, khuôn khổ luật pháp và các hỗ trợ cần thiết cho hoạt động khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh khởi nghiệp từ nội bộ DN; không hình sự hóa các quan hệ dân sự; kiên quyết bài trừ giấy phép con và tạo hành lang pháp lý thông thoáng để giúp hoạt động khởi nghiệp được thuận lợi”. “TP Hồ Chí Minh xác định tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo là yếu tố cốt lõi tạo ra thành công của các doanh nghiệp ngày nay. Đồng thời khởi nghiệp là một trong những đột phá quan trọng nhằm thúc đẩy tiềm năng doanh nhân trẻ đầy sáng tạo lập nghiệp và làm giàu cho chính mình và đóng gióp cho sự thịnh vượng. Bên cạnh đó, khởi nghiệp là "mồi lửa" để châm ngòi sáng tạo. Việc thôi thúc “mồi lửa” khởi nghiệp bùng cháy đang là quyết tâm chung của toàn xã hội, trong đó có vai trò hết sức quan trọng của TP. Ông Phong nhấn mạnh. Chủ tịch UBND TP đánh giá thông qua các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, TP đã tạo lập được môi trường đầu tư an toàn, thông thoáng, ổn định và hiệu quả với 274.600 DN đăng ký hoạt động trên địa bàn, chiếm 31% DN cả nước, đóng góp ngày càng to lớn cho sự phát triển của TP. Riêng năm 2015, khu vực DN trong nước đóng góp hơn 59% GDP TP và hơn 12% thu ngân sách. Còn khu vực DN nước ngoài đóng góp hơn 24% GDP TP và hơn 15% ngân sách. Chủ tịch UBND TP cho biết, thời gian tới, nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh năng động, đồng thời từng bước đề xuất kiến tạo thể chế, khuôn khổ luật pháp và các hỗ trợ cần thiết cho khởi nghiệp. Ngoài những việc đã làm, TP triển khai đồng độ, liên tục quyết liệt với sáu giải pháp, trong đó đáng chú ý: TP hỗ trợ mạnh mẽ, hoạt động khởi nghiệp thường xuyên, tổ chức tuyên truyền tư vấn, đào tạo, định hướng, học sinh, sinh viên, khơi dậy ý định khởi nghiệp và kiến tạo các năng lực khởi nghiệp. Bố trí gói tín dụng 1.000 tỷ đồng từ ngân sách TP để hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp, trong đó ưu tiên các doanh nhân trẻ, dưới 35 tuổi; tổ chức các cuộc giao lưu giữa các thanh niên, sinh viên với các doanh nhân thành đạt; tổ chức các câu lạc bộ DN khởi nghiệp và khuyến khích hình thành các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp những doanh nhân trẻ. Ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho rằng: “Khởi nghiệp không phải là một vấn đề quá mới mẻ, vì nơi nào cũng có những cá nhân khởi nghiệp, trong đó, có người thành công, cũng có không ít người thất bại. Tuy nhiên, do người thành công ít hơn người thất bại nên phần nhiều chúng ta dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ cho những người ươm mầm ý tưởng muốn khởi sự lập nghiệp nhưng chưa đảm bảo điều kiện “cần” và “đủ” để thực hiện hóa ý tưởng của mình. Để có số lượng DN nhiều, quy mô lớn, hoạt động ổn định thì trước tiên phải có thật nhiều người khởi sự lập nghiệp, hình thành DN, đặc biệt quan tâm hơn đến những người lập người chưa thành, nhằm mục đích hỗ trợ họ nhưng đồng thời chính họ là những người khởi nghiệp lại vững vàng hơn do đã có những kinh nghiệm từ sự thất bại trước đó”. Nhằm góp ý xây dựng cho chương trình đào tạo, trong bài tham luận của mình, bà Trương Lý Hoàng Phi, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC), đưa ra vấn đề đáng quan tâm: “Qua 5 năm hoạt động, ý tưởng từ sinh viên luôn sáng tạo nhưng không nhiều trong đó có thể áp dụng vào thực tế”. Qua đó, vị giám đốc BSSC mong muốn chương trình có thể giúp sinh viên thực tế hơn trong ý tưởng của mình. Theo bà Phi, không hẳn ai cũng có năng lực khởi nghiệp và nếu ai cũng khởi nghiệp thì vô tình dẫn đến tình trạng “rút ruột” nguồn nhân sự quản lý cấp trung tiềm năng đóng góp cho các DN đang hoạt động trên thị trường. Bài và ảnh: Anh Đức (Văn phòng Đại diện phía Nam)