Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc – TKV   MÔ HÌNH MỚI – THẮNG LỢI MỚI

00:00 12/10/2020

Đó là mô hình mới của Tổng Công ty Công nghiệp Mỏ Việt Bắc -TKV  (VVMI) sau khi tái cơ cấu doanh nghiệp và chuyển đổi hoạt động từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần. Trước khi hoạt động trong mô hình mới, Tổng Công ty VVMI là doanh nghiệp Nhà nước đã trải qua 35 năm xây dựng và phát triển; với nhiều công ty con, công ty cổ phần và đơn vị trực thuộc; hoạt động trên các lĩnh vực: sản xuất than, xi măng, cơ khí, xây dựng dân dụng và công nghiệp; sản xuật vật liệu xây dựng; thương mại, du lịch... Trong mô hình mới này, mặc dù SXKD trong điều kiện hết sức khó khăn, nhưng với sự điều hành sâu sát, năng động và linh hoạt của Ban lãnh đạo VVMI, lên trong năm 2015 Tổng công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạc đã đặt ra. Trong đó, sản xuất tiêu thụ trên 1,645 triệu tấn than; tiêu thu trên 2,06 triệu tấn xi măng; tổng doanh thu gần 4 nghìn 600 tỷ đồng. Đặc biệt, lợi nhuận của Tổng Công ty tăng trưởng cao, đạt 155% KH; thu nhập bình quân đạt 104 % KH.  Chủ tịch HĐTV Tập đoàn TKV Lê Minh Chuẩn chúc mừng Ban HĐQT và Ban Kiêm soát TCty tại Đại hội Hội đồng cổ đông lần thứ Nhất. Tái cơ cấu doanh nghiệp – hanh thông !  Trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa (31/3/2014), Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc có nhiều chi nhánh và công ty con, công ty cổ phần. Thực hiện Đề án Tái cơ cấu đã được Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) phê duyệt, Tổng Công ty đã sáp nhập hai công ty sản xuất than chủ lực vào Công ty mẹ - Tổng Công ty và chuyển đổi thành chi nhánh của Tổng Công ty, đó là Công ty TNHHMTV than Khánh Hòa và Than Na Dương. Hai Chi nhánh Than Khánh Hòa và Than Na Dương đã hoạt động theo mô hình mới từ ngày 15/3/2014. Đồng thời với việc thành lập thêm hai Chi nhánh Than Khánh Hòa và Than Na Dương, Tổng Công ty đã tiến hành giải thể 4 chi nhánh hoạt động ngoài các ngành nghề chính của mình đó là: Chi nhánh Tổng Công ty tại Đồng Nai; Chi nhánh Khách sạn Heritage Hà Nội; Chi nhánh Trung tâm Xuất nhập khẩu và Hợp tác đầu tư và Chi nhánh Khách sạn Mê Linh. Lâu nay, việc giải thể một cơ quan, doanh nghiệp luôn ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động; thường phát sinh khiếu kiện. Nhưng với Tổng Công ty VVMI nhờ có những bước chuẩn bị kỹ; tuyên truyền, giải thích tới người lao động, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao và đã thanh toán các chế độ, quyền lợi theo đúng các quy định của Nhà nước cho người lao động của 4 chi nhánh nêu trên. Đồng thời, để giải quyết công ăn việc làm cho gần 100 lao động của Trung tâm Xuất nhập khẩu và Hợp tác đầu tư –VVMI, Tổng công ty đã đề nghị và đã được Tập đoàn TKV đồng ý phê duyệt cho phép Tổng Công ty góp 29% vốn điều lệ để thành lập Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu mỏ Việt Bắc. Sự ra đời của Công ty này là phù hợp với điều kiện hiện tại và xu thế phát triển của Tổng Công ty. Nhờ đó, khi giải thể các chi nhánh đã không xảy ra khiếu kiện, thắc mắc của người lao động. Thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhanh và hiệu quả Là một Tổng Công ty với tài sản và giá trị doanh nghiệp của Nhà nước rất lớn; gồm nhiều đơn vị; lực lượng lao động gần 5 nghìn người... Để chuyển đổi sang mô hình cổ phần hóa doanh nghiệp, Tổng Công ty phải thực hiện rất nhiều bước, nhiều thủ tục theo sự chỉ đạo và phê duyệt của nhiều cấp. Dù vậy, trong thời gian ngắn, Tổng Công ty đã thực hiện tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp nhanh chóng và thành công, theo đó Tổng công ty đã chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần từ ngày 01/10/2015 với tên gọi mới là Tổng công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV-CTCP. Đây là nỗ lực rất lớn của Tổng Công ty VVMI. Ông Trần Hải Bình, Tổng Giám đốc Tổng Công ty trình bày Phương án SXKD. Khi triển khai Đề án cổ phần hóa doanh nghiệp, Tổng Công ty VVMI đã lập Đề án SXKD sau khi cổ phần hóa; trong đó đề ra mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh và các giải pháp cụ thể. Đề án đã được thông qua Đại hội đồng cổ đông lần thứ Nhất diễn ra ngày 28/8/2015. Theo đó, Công ty mẹ - Tổng Công ty VVMI tiếp tục kế thừa cơ sở vật chất, lao động, nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh của Công ty mẹ - Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc - Vinacomin để đưa Tổng Công ty tiếp tục phát triển bền vững; mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động, tối đa hóa các khoản lợi nhuận, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước; đảm bảo quyền lợi của các cổ đông, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh chính của Công ty mẹ - Tổng Công ty trong những năm đầu sau cổ phần hóa là sản xuất kinh doanh than tại Mỏ than Núi Hồng, Khánh Hòa, Na Dương và tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất - kinh doanh tại các Công ty con, đảm bảo sản xuất - kimh doanh có hiệu quả để tăng nguồn thu từ hoạt động đầu tư tài chính; bảo toàn, phát triển vốn. Mục tiêu đến năm 2016, than khai thác đạt trên 1,6 triệu tấn; bóc đất đá đạt trên 12.795 nghìn m3; than tiêu thụ đạt trên 1,655 triệu tấn; doanh thu trên 2.400 tỷ đồng; lợi nhuận đạt trên 28 tỷ đồng; trả cổ tức 2%. Sau khi cổ phần hóa, Tổng Công ty CNMVB dự kiến duy trì công suất mỏ than Núi Hồng đạt 400 nghìn tấn than/năm cho đến khi kết thúc khai thác phần lộ thiên, nâng công suất mỏ than Khánh Hòa lên 1,4 triệu tấn/năm và nâng công suất Na Dương lên 1,2 triệu tấn/năm. Công ty mẹ - Tổng Công ty tiếp tục duy trì và mở rộng tối đa biên giới khai thác theo cả chiều sâu và chu vi ruộng mỏ đối với các Mỏ than Khánh Hòa, Na Dương và Núi Hồng để khai thác ổn định lâu dài. Các đơn vị sản xuất xi măng phát huy công suất các nhà máy xi măng đã đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, đảm bảo chất lượng, thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng; đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến hợp lý hóa các dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ... Bên cạnh đó, các sản phẩm cơ khí và sản phẩm khác cũng được đầu tư các thiết bị gia công cơ khí có độ chính xác cao, đảm bảo cung ứng phụ tùng cho sản xuất than, khoáng sản, điện, xi măng và sản xuất khác trong ngành và vươn ra thị trường ngoài ngành. Đồng thời, chú trọng phát triển những sản phần hiện có, như: vỏ bao xi măng, vỏ bao alumin, sản phẩm khai thác đá các loại, đất sét, xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng... Theo Quyết định số 132/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án cổ phần hóa Tổng Công ty CNMVB, Tổng Công ty lựa chọn hình thức bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Cụ thể, vốn điều lệ sau cổ phần hóa của Tổng Công ty là 1.050 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 78,75 triệu cổ phần (chiếm 75% vốn điều lệ), bán ưu đãi cho người lao động 3,63 triệu cổ phần (chiếm 3,45% vốn điều lệ), số còn lại tương đương 21,55% vốn điều lệ được chào bán công khai. Tại phiên đấu giá ngày 27/5/2015, nhà đầu tư đã đặt mua với giá cao nhất là 15.000 đồng/cổ phần, thấp nhất là 10.300 đồng/cổ phần. Giá đấu thành công bình quân là 10.316 đồng/cổ phần. Với kết quả này, tổng giá trị thu được tại phiên IPO của Tổng Công ty VVMI là 3,7 tỷ đồng. Để đảm bảo tiến độ cổ phần hóa theo quy định.  Tổng công ty đã được Tập đoàn TKV và Bộ Công thương phê duyệt cơ cấu lại vốn điều lệ với vốn Nhà nước tại Tổng công ty là 98,20 % Thời gian hoạt động trong mô hình mới chưa lâu nhưng hiệu quả mang lại đã rõ rệt. Mặc dù SXKD trong điều kiện hết sức khó khăn, nhưng các chỉ tiêu chính của Tổng Công ty năm 2015 đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, sản xuất tiêu thụ trên 1,645 triệu tấn than; tiêu thu trên 2,06 triệu tấn xi măng; tổng doanh thu  gần 4 nghìn 600 tỷ đồng. Đặc biệt, lợi nhuận của Tổng Công ty tăng trưởng cao, đạt 155% KH; thu nhập bình quân đạt 104 % KH. Hương Bình