Toàn cảnh câu chuyện hạn chế xe máy tại Việt Nam

00:00 12/10/2020

Xe máy là một phương tiện giao thông cá nhân bình dân và phổ biến ở Việt Nam. Hầu hết mỗi gia đình có ít nhất một chiếc xe máy để phục vụ việc đi lại. Do đó, chủ trương hạn chế xe máy vào năm 2030 đang thu hút được sự quan tâm của mọi người dân, mặc dù câu chuyện này không mới.

Xe máy là một phương tiện giao thông cá nhân bình dân và phổ biến ở Việt Nam. Hầu hết mỗi gia đình có ít nhất một chiếc xe máy để phục vụ việc đi lại. Do đó, chủ trương hạn chế xe máy vào năm 2030 đang thu hút được sự quan tâm của mọi người dân, mặc dù câu chuyện này không mới.

Mặc dù bình dân, tiện lợi nhưng xe máy cũng gây ra rất nhiều tác động bất lợi về an toàn giao thông (ATGT) và môi trường.

Theo thống kê chưa đầy đủ, số vụ tai nạn liên quan đến xe máy chiếm tuyệt đại đa số vụ tai nạn. TNGT liên quan đến xe máy chiếm tới 82,95% số vụ, làm 84,23% số người chết và 89,52% số người bị thương.

Trong khi đó, số lượng xe máy không ngừng gia tăng. So với năm 1990, tính đến hết năm 2017 tổng số xe máy tích lũy theo đăng ký đã tăng 41,70 lần, nếu coi như tăng đều hàng năm thì tốc độ tăng trưởng là 14,82%/năm.

Bởi vậy, nhiều năm nay Nhà nước đã đặt ra mục tiêu và thực hiện nhiều giải pháp quản lý xe máy nhằm kiểm soát tăng trưởng ồ ạt, đảm bảo ATGT và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, đến nay các giải pháp này vẫn chưa đem lại hiệu quả cao.

Tin nhanh - Toàn cảnh câu chuyện hạn chế xe máy tại Việt Nam

Năm 2030, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ cấm hoàn toàn xe máy vào nội đô

Tuy nhiên sau 2 năm thí điểm, thành phố đã bãi bỏ quy định trên vì việc tạm ngừng đăng ký mới xe máy tại 7 quận không hiệu quả như mong muốn. Mặt khác, quy định này trái với Bộ luật dân sự về sở hữu tài sản của công dân.

Ngày 31/7/2008, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP “Về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh”.

Điều 4 của Nghị quyết yêu cầu “ Đẩy mạnh phát triển vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông, tổ chức giao thông hợp lý và hiệu quả”, trong đó có nội dung: “Quy định việc cấm môtô, xe gắn máy và ôtô lưu thông trên một số tuyến phố vào một số giờ nhất định phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực trong thành phố”.

Ngày 17/6/2010, Chính phủ phê duyệt Đề án kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố, trong đó có mục tiêu: “Giai đoạn từ năm 2013 đến 2015..., thực hiện kiểm định đạt tiêu chuẩn khí thải từ 80 - 90% số lượng xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh”.

Đề án nêu rõ nhiệm vụ “Rà soát bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý để triển khai kiểm soát khí thải mô tô, xe gắn máy”.

Ngày 22/5/2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ban hành Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg (có hiệu lực từ 15/7/2015) về “Thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ”. Theo đó, danh mục sản phẩm thải bỏ (trong đó có xe máy quá niên hạn sủ dụng) và thời điểm thực hiện thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ được Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, nhằm đảm bảo an toàn sử dụng và tránh ô nhiễm môi trương.

Ngày 5/10/2016 Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình ban hành Chỉ thị 29/CT-TTg về xử lý phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định nhằm cụ thể hóa đối tượng điều chỉnh là xe máy cũ. Văn bản này đặt ra nhiệm vụ sẽ thu hồi xe máy thải loại từ ngày 01/01/2018 trên toàn quốc.

Đầu năm 2018, UBND TP.Hà Nội có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề nghị đưa ra rào cản kỹ thuật về tiêu chuẩn mức khí thải để giảm thiểu và loại bỏ xe mô tô, xe gắn máy cũ nát tham gia giao thông, góp phần giảm ùn tắc, ô nhiễm trên địa bàn Thủ đô.

Cụ thể, từ ngày 1/7.2018 đến ngày 31/12/2019, kiểm tra khí thải đối với xe mô tô loại có dung tích xy lanh từ 175cm3 trở lên; tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất phương án tiếp theo; thu hồi những phương tiện cũ nát.

Nhưng hiện nay, việc thực hiện lại đang gặp vướng mắc, không giải quyết được do chưa có quy định về niên hạn xe máy cũng như không có những quy định cụ thể đối với các xe máy cũ.

Ngày 4/7/2017, sau kỳ họp HĐND thứ 4 khóa XV, Hội đồng nhân dân TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND về “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhăm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoan 2017-20120 tâm nhìn đến năm 2030”.

Nghị quyết này quy định lộ trình thực hiện việc cấm xe máy ở Hà Nội như sau:

Giai đoạn 2017 - 2018: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải.

Giai đoạn 2017 - 2020: Tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý số lượng, chất lượng phương tiện tham gia giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng. Áp dụng giải pháp hạn chế phương tiện cá nhân theo ngày chẵn, lẻ đối với những khu vực, tuyến phố ùn tắc thường xuyên, nghiêm trọng.

Giai đoạn 2017 - 2030: Từng bước hạn chế hoạt động trên một số khu vực và thời gian, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.

Chiều 19/3/2019, tại Hội nghị giao ban báo chí thường kỳ do Thành ủy Hà Nội tổ chức, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội đã chia sẻ những thông tin liên quan đến đề án nói trên.

Tại Hà Nội, thành phố dự kiến hạn chế đăng ký mới xe máy tại các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ vào năm 2020 và mở rộng sang các quận Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân và huyện Gia Lâm, Đông Anh năm 2025. Trong giai đoạn này, Hà Nội ban hành chính sách hỗ trợ người dân thông qua việc thu mua xe máy cũ dưới 10 năm.

Để thực hiện lộ trình cấm xe máy tại các quận vào năm 2030, ngành giao thông dự kiến thí điểm cấm xe máy vào giờ cao điểm từ thứ hai đến thứ sáu, bố trí làn ưu tiên cho xe buýt tại các tuyến Nguyễn Trãi (từ giao vành đai 3 đến đường Láng) vào năm 2019-2020 và tuyến Xuân Thủy - Cầu Giấy (sau khi tuyến đường sắt đô thị 3A đi vào hoạt động, dự kiến sau 2020). Ngoài thời gian cấm, thành phố sẽ xem xét cho xe máy hoạt động trên làn ưu tiên cho xe buýt.

Một số tuyến phố khác cũng được nghiên cứu thí điểm cấm xe máy, như: Giải Phóng (đoạn từ giao vành đai 3 đến Đại Cồ Việt), đường Nguyễn Văn Cừ (từ cầu vượt Long Biên đến cầu Chương Dương), đường Lê Văn Lương (giao vành đai 3 đến đường Láng) và tuyến Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh.

Còn tại TP.Hồ Chí Minh, việc triển khai Đề án cũng được tiến hành đồng thời:

Từ nay đến 2020 sẽ hạn chế xe máy trong giờ cao điểm trên đường Trường Sơn (Q.Tân Bình) và đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1). Đồng thời, hạn chế xe máy từ 7h đến 19h trên đường Pasteur (từ Lý Tự Trọng đến Điện Biên Phủ) và đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (từ Điện Biên Phủ đến Lý Tự Trọng).

Giai đoạn 2021 - 2025, hạn chế xe đi vào quận 1 được giới hạn bởi các tuyến đường Võ Văn Kiệt - Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng - Nguyễn Thị Minh Khai - Nguyễn Văn Cừ.

Từ 2026-2030, hạn chế tiến tới cấm hẳn xe máy đi vào khu vực trung tâm TPHCM gồm quận 1, 3, 5, 10 được giới hạn bởi các tuyến đường Võ Văn Kiệt - Châu Văn Liêm - Hồng Bàng - Lý Thường Kiệt - Bắc Hải - Cách Mạng Tháng Tám - Võ Thị Sáu - Đinh Tiên Hoàng - Tôn Đức Thắng.

Đây là thông tin mới nhất về chính sách hạn chế xe máy và hiện nó đang gây nhiều ý kiến dư luận trái chiều. Tuy nhiên đại đa số các ý kiến cho rằng việc cấm xe máy cần tiến hành thận trọng vì nó ảnh hưởng đến số đông người dân. Nếu hạ tầng giao thông công cộng đủ đáp ứng thì hầu hết người dân ủng hộ chính sách này.

H.Y (tổng hợp)