Tình người xa xứ

00:00 12/10/2020

Trong số 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài thì riêng ở Mỹ đã có khoảng 1,5 triệu người. Vừa qua tôi có mặt tại vài bang của Mỹ và tiếp xúc được với khá nhiều gia đình bà con ta. Nhận xét đầu tiên của tôi là người Việt khác hẳn nhiều dân nhập cư với số lượng lớn lao khác như người gốc Phi , người Mexico... Người Việt rất nhanh chóng thích nghi và đều tìm được việc làm hợp với khả năng của mình. Đấy là một cố gắng vượt bậc để học hỏi với quyết tâm tự nâng cao trình độ để có thể hội nhập. Rất nhiều người thành danh. Có thể nhắc đến nữ Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Janet Nguyễn, Hoàng Thiếu Quân- nữ Giám đốc hành chính Hội đồng thành phố Montreal, nữ bác học của NASA Dương Nguyệt Ánh (tác giả bom áp), TS chế tạo máy bay Eugene Trịnh, nữ khoa học gia Lưu Lệ Hằng với hai giải Thiên văn học danh giá nhất thế giới, các doanh nhân tỷ phú như Gia Ly, Duy Trần, Trần Đình Trường, người được Tổng thống Obama vinh danh Thạch Tak Nguyễn (vì sự nghiệp giúp đỡ người nghèo và hướng nghiệp cho giới trẻ), các TS y khoa tài giỏi Trịnh Đức Phương, Nguyễn Hữu Xương, Nghiêm Đại Đạo, TS công nghệ sinh học Nguyễn Trọng Bình- chủ trì trang web Bio-vn, TS Công nghệ thông tin Đoàn Trung với 72 bằng sáng chế, các GS Đại học danh tiếng Nguyễn Mạnh Hùng, Cao Hữu Trí. Lê Trãi, Hoàng Văn Đức... Thế hệ trẻ lớn lên ở Mỹ nhìn chung đều giỏi giang trong học tập. Tôi có dịp dự một buổi tổng kết niên học ở một Đại học Dược khoa và thật bất ngờ khi thấy các sinh viên được lên nhận bằng khen có tỷ lệ rất đông các sinh viên gốc Việt. Trừ một số ít những người có thái độ cực đoan (vì thành kiến nặng nề của quá khứ, nhất là những ngày bị giam giữ và những ngày tao tác giữa trùng dương) còn số đông, nhất là giới trẻ và những người có nhiều cơ hội về thăm đất nước đều rất thương nhớ quê hương. Tôi có dịp đến thăm gia đình nhiều bà con và đấy cũng là cơ hội được đọc trên sách báo những vần thơ nói lên tâm trạng thương nhớ quê hương của không ít cây bút xa quê. Tôi không biết rõ quan điểm chính trị của từng tác giả nhưng nghĩ rằng khi viết lên những câu thơ này là lúc tác giả không thể quên được nơi chôn rau cắt rốn, nơi có một thời để nhớ trong tim. Tôi mạn phép ghi lại ít câu mà tôi đã ghi một cách tình cờ trong cuốn sổ tay trên đường công tác: Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển, Nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi. Bên kia bờ là quê hương tôi đó, Rặng tre xanh muôn tuổi vẫn xanh rì...Nhìn nhau chợt thấy ra sông núi, Có chút gì nghe rất thổn đau, Hẹn bay về chết trong tay mẹ, Tổ quốc nghìn năm bỏ được sao?....Bài thơ nhỏ gói nỗi sầu vô hạn , Đường chim đi ngàn dặm có ai tìm? Em không thể, thì thôi đừng nắng- gió, Củi than riêng tôi đốt một mình (Du Tử Lê, sinh năm 1942)
Nh không em, H gp nhau, , Ch nhau, Đón nhau, Như sông Cu Long, Vlòng bin c, Hi lòng người như nước ngun xi xa? Mưa trường thiên chy vào trào thơ, Mưa đi người trôi c nghĩa vu vơ, Để lòng chúng mình, Và mch máu Đồng Nai, Đập cùng mt nhp , Anh biết rng: Có người khóc vì mng vui ước hn, Có người cười vì ti cc phôi pha, Anh biết nói làm sao, Nhưng chc chn ngàn thu ly rượu quan hà, Sẽ phi chua men vì thiếu người sưởi lnh, Anh biết nói làm sao, Khi h gp nhau (anh đã bo em), Như sông Cu Long, V lòng bin c, Vn tiếng sóng v nước chy trin mien, Vn Cu Long giang m chín ln ca rng, Dòng sông dài ddi bn trường ca..., Phi, dòng sông dài d di bn trường ca, Nên sông đã vlàm tràn đy mt bin, Sông đã v ra trng lòng anh, Đợi t chín kiếp giao tha,Đến sáng hôm nay mi được hát gia dòng song, Đến sáng hôm nay mi được hát gia mùng mt Tết... (Nguyên Sa, 1932-1998)Thương về năm cửa Ô xưa, Quan Chưởng đêm tàn dẫn lối, Đê cao hun hút chợ Dừa, Cầu Rền mưa dầm lầy lội, Gió về đã buốt lòng chưa? Yên Phụ đôi bờ sóng vỗ, Nhị Hà lấp lánh sao thưa, Cầu Giấy đường hoa phượng vỹ, Nhớ nhung biết mấy cho vừa...Cửa Ô ơi, cửa Ô, Năm ngả đường đất nước, Trôi từ vạn nẻo sông hồ, Nắng mưa bốn hướng đổ vào lòng Hà Nội, Gục đầu nhớ tiếng võng đưa!...(Tạ Tỵ, 1921-2004)Đời viễn du… hồn lưu bên xứ mẹ, Có đêm nào ngủ suốt hết năm canh, Bóng quê hương chập chờ đời cô lẻ, Nhớ mẹ hiền nhớ cả những ngày xanh, Như tiếng võng đưa đêm trường vắng lạnh, Tiến cầu tre kẽo kẹt bắc qua kênh, Tiếng chim kêm tiếng gàu ai tát nước, Là quê hương tâm sự buổi thanh bình, Thương làm sao tà áo bay theo gió, Nón bài thơ che nắng giữa trưa hè, Bước ai qua trên đường thu ngập lá, Bức tranh đời lưu dấu dưới trời quê…Tiếng võng mẹ đưa còn vọng lại, Thật buồn ẩn hiện giữa mùa đông, Con nằm thao thức đêm khuya vắng, Gửi nhớ về xa trọn tấm lòng…Đêm nghe vẳng tiếng đàn bầu, Nhìn trăng xế bóng trăng sầu viễn phương, Trăng nào trăng của quê hương, Ở đây sao thấy trăng buồn nhớ ai?, Trăng soi mờ tỏ dặm dài, Bước đời lưu lạc vẫn hoài cố hương. Hàn Thiên Lương …Tự nhiên thấy lòng buồn quá, Hay mùa... trở gió, đi qua, Thêm một vầng mây rất lạ, Ngậm ngùi trong mắt mưa sa..., Đời sống là trang cổ tích, Bỏ quên mất chiếc đũa thần, Vung tay, thấy mình ngơ ngác, Nhiệm mầu lạc lối trăm năm,Tìm bình yên qua giấc ngủ, Sao cơn mộng dữ đi về?, Giật mình nghe trăng nức nở, Chị Hằng cũng khóc trong mê? Dòng sông không còn khoảnh khắc, Soi gương, mình hát cho mình, Chỉ có mù khơi, bàng bạc, Quặn lòng khói sóng điêu linh, Cho tôi yêu thương tìm lại, Cài hoa trên mái tóc dài, Cho tôi thêm lần dấu ái, Tình người thơm ngát đôi tay, Tự nhiên rồi mơ hạnh phúc, Thiên đường ngọt khúc hoan ca, Nhưng... mơ bao giờ là thật, Nên còn trong mắt mưa sa... Tiểu Thảo (sinh năm 1990) Còn nhiều, nhiều lắm. Nhất là mỗi độ Xuân về, người có điều kiện về thăm quê hương, người chưa có điều kiện, ai nấy đều khắc khoải thương nhớ quê nhà. Chủ trương miễn visa cho toàn bộ kiều bào ta ở nước ngoài đang là tấm lòng mở rộng của quê hương với 4,5 triệu bà con xa xứ. Mong sao quê hương ngày càng được nồng nhiệt đón tiếp đông đảo bà con về lại chốn cũ, tình xưa . Và nhất là như những đàn ong bay khắp muôn phương hút mật ngọt để rồi có cơ hội bay về xây đắp cho tổ ấm , chính là quê hương yêu dấu của tất cả chúng ta. GS. Nguyễn Lân Dũng