Thưởng Tết 2017: Bốn nhóm doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch tiền lương, thưởng

00:00 12/10/2020

Các doanh nghiệp cần phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng kế hoạch tiền lương, tiền thưởng Tết 2017. Đồng thời, việc thưởng Tết cần thông báo cụ thể tới người lao động. So với năm 2016, Tết âm lịch 2017 đến sớm hơn và lịch nghỉ được Chính phủ quy định bắt đầu từ tháng 1/2107.

thuong-tet-2017

Tại TP.HCM, mức thưởng cao nhất là 600 triệu đồng trong dịp Tết âm lịch 2016.

Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành Công văn 4577/LĐTBXH-LĐTL gửi các Sở LĐ-TB&XH đề nghị doanh nghiệp phối hợp, trao đổi với tổ chức công đoàn cơ sở xây dựng phương án hỗ trợ người lao động xây dựng các khoản phụ cấp, trợ cấp, phương án tiền thưởng trong dịp Tết Nguyên Đán Đinh Dậu năm 2017 và thông báo cho người lao động trong doanh nghiệp biết. Đồng thời, Bộ LĐ-TB&XH cũng yêu cầu các Sở LĐ-TB&XH thực việc khảo sát, nắm tình hình nợ lương, tiền lương năm 2016 và kế hoạch thưởng cho người lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn trong dịp Tết và gửi về Bộ LĐ-TB&XH trước ngày 30/12. Bốn nhóm doanh nghiệp được lưu ý xây dựng kế hoạch lương, thưởng Tết 2017 gồm: Công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu; doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của nhà nước; doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp FDI. Đây là động thái của Bộ LĐ-TB&XH nhằm nắm bắt tình hình thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng ở các doanh nghiệp, triển khai các giải pháp góp phần ổn định quan hệ lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán. Trao đổi với PV Dân trí, nhiều chuyên gia cho rằng việc đánh giá mức thưởng Tết cần dựa vào điều kiện hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. “Đồng thời, cần quan tâm tới các chỉ số GDP tăng hay giảm, giá trị sản xuất công nghiệp, tiền lương và thu nhập cơ bản có ổn định hay không” - một chuyên gia về tiền lương tại Hà Nội, nhận định . Thưởng Tết là câu chuyện thường niên được nêu ra mỗi dịp cuối năm, thu hút sự quan tâm của người lao động. Cũng liên quan tới vấn đề này, Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân từng nhấn mạnh: Từ khi Bộ Luật Lao động ra đời năm 1995 tới Bộ Luật Lao động sửa đổi năm 2012, việc luật hoá hay quy định “cứng” mức thưởng Tết chưa từng được đặt ra. “Thưởng Tết phải phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. Cũng theo ông Phạm Minh Huân, quan niệm về thưởng Tết của người VN và các thông lệ quốc tế còn khác nhau. “Ở VN, nhiều người vẫn quan niệm có đóng góp trong quá trình tăng trưởng, làm ra lợi nhuận của doanh nghiệp thì có quyền được hưởng một phần lợi nhuận”. Trong khi đó, quan niệm của quốc tế chủ yếu cho rằng việc trả công cho người lao động đúng theo cam kết trong hợp đồng lao động. “Còn việc thưởng chỉ là thêm 1 phần và nằm trong chi phí chứ không trong hiệu quả. Còn lợi nhuận là việc của nhà đầu tư vốn” - ông Phạm Minh Huân cho biết. Nói về câu chuyện doanh nghiệp ở đâu đó còn thưởng Tết cho lao động bằng các sản phẩm khó tiêu thụ, ông Phạm Minh Huân cho rằng: “Đây là điều người sử dụng lao động cần suy nghĩ và việc thưởng đó không còn ý nghĩa nhiều”. [box]Các mức thưởng Tết âm lịch 2016 Hà Nội: Trong số hơn 1.000 doanh nghiệp được Sở LĐ-TB&XH Hà Nội khảo sát, mức thưởng Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 cao nhất được Sở LĐ-TB&XH Hà Nội thống kê là 100 triệu đồng, thuộc về một doanh nghiệp có vốn FDI. TP.HCM: Tiền thưởng Tết Nguyên đán cao nhất là 600 triệu đồng thuộc về khu vực doanh nghiệp tư nhân. Mức tiền thưởng bình quân trong dịp Tết Nguyên đán 2016 của người lao động là hơn 7,3 triệu đồng. Mức thưởng Tết dương lịch của một doanh nghiệp FDI đạt tới hơn 2 tỉ đồng. Quảng Ninh: Thưởng tết cao nhất của người lao động là 52 triệu đồng. Theo đó tại khối Cty TNHH MTV do Nhà nước sở hữu, mức thưởng cao nhất đạt 52 triệu đồng/người, mức bình quân là hơn 5,2 triệu đồng/người. Đà Nẵng: Mức thưởng tết cao nhất thuộc về doanh nghiệp cổ phần, vốn góp của Nhà nước là 200 triệu đồng. Mức thưởng Tết âm lịch bình quân của nhóm là bình quân là 9,6 triệu đồng/người. P.M tổng hợp[/box] Hoàng Mạnh nguồn dantri.com.vn