Thượng đỉnh Nga - Triều: Hai bên đã "nâng ly cạn chén"

00:00 12/10/2020

Mặc dù không đưa ra tuyên bố chung, không kí kết thỏa thuận, nhưng đúng như các chuyên gia dự cảm, Hội nghị thượng đỉnh Nga - Triều có thể mở ra nhiều cơ hội cho hai nước trong tương lai.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay nhau tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga - Triều Tiên

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un cho biết, ông đã có các cuộc trao đổi thẳng thắn và thực chất với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc phát triển mối quan hệ hữu nghị Nga -Triều, bảo đảm hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên và khu vực cũng như các vấn đề quốc tế.

Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông rất hài lòng với kết quả cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và cho biết ông sẽ thảo luận về kết quả với Trung Quốc và Mỹ. Ông Putin cũng đánh giá nhà lãnh đạo Kim Jong-un là một người khá cởi mở, và luôn chủ động dẫn dắt cuộc thảo luận về tất cả các vấn đề nằm trong chương trình nghị sự.

“Với sự tham gia tích cực của cộng đồng quốc tế và tất cả các quốc gia có liên quan, chúng ta chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu bảo đảm nền hòa bình lâu dài, sự ổn định và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên”, ông Putin nhấn mạnh.

Ngoài ra có một số thỏa thuận đáng chú ý như việc Nga muốn có được quyền khai thác rộng hơn vào nguồn tài nguyên khoáng sản của Triều Tiên, bao gồm cả kim loại quý hiếm. Về phần mình, Bình Nhưỡng cũng đã đồng ý cung cấp điện cho Nga để đầu tư để hiện đại hóa các nhà máy công nghiệp, đường sắt và cơ sở hạ tầng khác.

Khi được hỏi về vấn đề phi hạt nhân hóa, Tổng thống Putin cho biết, Nga ủng hộ phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên nhưng bổ sung thềm rằng các bên liên quan cần xây dựng được niềm tin và nối lại đàm phán.

"Sẽ là không đủ nếu Bình Nhưỡng chỉ được bảo đảm an ninh và chủ quyền trước khi từ bỏ chương trình hạt nhân. Các cuộc đàm phán đa phương về vấn đề bán đảo Triều Tiên cần nhanh chóng được thiếp lập lại và các bên cần tôn trọng lợi ích của nhau và tuân thủ luật pháp quốc tế", ông khẳng định.

Hai nhầ lãnh đạo nâng ly trong buổi tiệc chiêu đãi

Theo các chuyên gia, mặc dù không đưa ra một tuyên bố cụ thể nào, nhưng triển vọng về việc nối lại cuộc đàm phán sáu bên về phi hạt nhân hóa tại Triều Tiên là khả dĩ, là kết quả thuận lợi nhất để giải quyết vấn đề vũ khí hạt nhân trên bán đảo.

Đây là điều Nga đang mong đợi nhất. Hãy nhớ rằng, tên lửa Triều Tiên cũng có thể tiếp cận Nga. Nga bảo vệ biên giới đất liền dài 11 dặm để ngăn chặn người tị nạn từ Triều Tiên. Tổng thống Putin biết rằng Mỹ hoàn toàn có thể trừng phạt quân đội Triều Tiên, và ông không muốn điều đó xảy ra ở ngay cạnh đất nước mình. 

Do đó, việc thúc đẩy quá trình khởi động lại đàm phán sáu bên chắc chắn sẽ là mục tiêu mà Nga bằng mọi giá phải đạt được. Tuy hiện tại còn ít dấu hiệu cho thấy cuộc đàm phán sẽ xảy đến trong tương lai gần. Nhưng việc Tổng thống Nga sẽ lên đường tới dự Hội nghị Thượng đỉnh "Vành đai và Con đường" tại Trung Quốc và trao đổi về kết quả cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý.

Cùng với đó, dựa vào mối quan hệ tốt đẹp giữa ông Kim và Tổng thống Trump, có khả năng Tổng thống Mỹ sẽ cảm thấy có hứng thú với đề xuất khởi động lại cuộc đàm phán. Mặc dù vậy, giới quan sát cho rằng, báo cáo của Mueller vừa qua đã làm xấu hình ảnh Nga trong mắt các Nghị sĩ Mỹ và việc chung bàn đàm phán với Nga có thể sẽ mất nhiều tháng nữa để thực hiện.

Kỳ vọng của Triều Tiên trong việc có một đồng minh lớn ngoài Trung Quốc đã được hoàn thành. Hội nghị thượng đỉnh tại Vladivostok đã cho Bình Nhưỡng một cơ hội tìm kiếm sự ủng hộ mới từ đối tác Nga, và sự thân tình từ Nga chính là câu trả lời làm hài lòng Bình Nhưỡng. 

Dù sao đi chăng nữa, kết quả cuộc gặp lần này cũng làm hài lòng Washington. Nó cho thấy rằng, nếu ông Putin muốn gửi viện trợ quân sự bí mật cho Triều Tiên, thì ông không cần một hội nghị thượng đỉnh để làm điều đó. Nga thực sự thể hiện rằng, họ đang hỗ trợ quá trình phi hạt nhân hóa khi ông Kim sẵn sàng. 

Đúng như dự đoán của giới quan sát, cuộc gặp lần này đã mang lại cho Nga và Tổng thống Putin những lợi thế mới. Putin thích những hội nghị thượng đỉnh và các cuộc họp cấp cao. Tuy nhiên, đã quá lâu kể từ khi Nga góp mặt trên những diễn đàn song phương lớn có tầm ảnh hưởng sau khi nước này không còn tham dự diễn đàn kinh tế G8. Và cuộc gặp với ông Kim đã đưa ông Putin quay lại với vị thế cũ mà ông ấy luôn mong đợi.

Các nhà lãnh đạo đã không công bố ngay lập tức bất kỳ thỏa thuận hay tuyên bố chung nào. Nhưng hành động thân thiện trái ngược với cuộc gặp thượng đỉnh thất bại với Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ làm ông Kim Jong-un thấy an tâm.

Ông Kim đến Nga với kì vọng tìm kiếm một mối quan hệ đồng minh khác ngoài Trung Quốc. Sự chào đón và ủng hộ của Tổng thống Nga có thể là câu trả lời mà ông mong đợi. Và mặc dù việc ông Putin không công khai về việc gỡ lệnh trừng phạt cho Triều Tiên, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Nga sẽ dừng các hành động viện trợ. 

Và ai biết được, ngồi xuống với ông Putin có thể khiến một cuộc gặp khác với Tổng thống Trump trở nên hấp dẫn hơn.