Thực hư thông tin ung thư Việt Nam đứng top 2 thế giới

00:00 12/10/2020

Gần đây, trên mạng xã hội có lan truyền thông tin Việt Nam đứng top 2 trên bản đồ thế giới về ung thư. Một số chuyên gia cho rằng việc công bố số liệu này đã khiến nhiều người cho rằng Việt Nam đang đứng đầu về tỉ lệ ung thư.

Trên thực tế thông tin “top 2 ung thư thế giới” được công bố chính thức trên các phương tiện truyền thông sau Hội thảo quốc gia về phòng chống ung thư diễn ra vào đầu tháng 10. Trao đổi với PV về vấn đề này bên lề Hội nghị Chương trình quốc gia phòng chống ung thư – Vai trò của giám sát và đánh giá, diễn ra ngày 12/12/2016 do Bệnh viện K và Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư tổ chức tại Hà Nội, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, Giám đốc bệnh viện K, cho biết: “So với các nước khác nước ta vừa "vượt qua" mức thấp chớm sang mức trung bình”. Bởi mỗi năm toàn cầu có 14,1triệu ca mắc mới, 8.2 triệu người tử vong do ung thư. Trong khi đó, tại Việt Nam, ước tính chỉ có khoảng 126.000 ca mắc mới và trên 94.000 người tử vong vì căn bệnh này. Diễn giải cụ thể hơn về vấn đề này, PGS.TS Thuấn cho biết: Việc xếp hạng vị trí các nước theo tỉ lệ tử vong ung thư được Y tế thế giới chia ra làm 3 mức: vùng mắc cao, vùng mắc trung bình và vùng mắc thấp. Theo đó, Việt nam thuộc nước có tỉ lệ ung thư vừa "vượt qua" nhóm thuộc vùng thấp, chớm sang vùng trung bình của thế giới. “Thực tế, so với thế giới, mức mắc ung thư ở Việt Nam chưa phải là cao”, PGS.TS Thuấn khẳng định. Có thể thấy điều này qua bảng xếp hạng của WHO. Đó là trên bản đồ ung thư thế giới, Việt Nam đứng vị trí thứ 78/172 quốc gia và vùng lãnh thổ (theo công bố tháng 5/2014) với tỉ lệ tử vong là 110 ca/ 100.000 dân, tương đương với Singapore (108/100.000 dân) và Indonesia (106/100.000dân). Tuy nhiên, so với Lào (129/ 100.000 dân), Myanmar (118/ 100.000), tỉ lệ mắc ung thư ở Việt Nam thấp hơn 1 chút và thấp hơn hẳn các nước phát triển như Hàn Quốc (308 ca/100.000 dân) hay Nhật Bản (217/100.000 dân) – thuộc về vùng tử vong ung thư cao trên bản đồ ung thư thế giới. Về cách dùng từ “top 2”, PGS.TS Thuấn cho rằng có lẽ là do việc dùng từ chưa sát với thực tế hoặc có thể do chưa có sự hiểu biết thấu đáo.

ung-thu-tai-viet-nam

Từ trái qua phải: TS Julie Torode - PGĐ điều hành Hội kiểm soát ung thư quốc tế (UICC), TS Paul Pearman, GĐ Chương trình Vận động chính sách, Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ (NCI) và PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện K - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư (Ảnh: Trần Phương)

Những dấu hỏi về số liệu ung thư Bên cạnh việc hiểu chưa đúng về số liệu ung thư được đặt ra tại Hội thảo, sự chênh lệch giữa các số liệu liên quan đến ung thư qua các nghiên cứu, khảo sát khác nhau cũng được các chuyên gia chỉ rõ. Báo cáo của ThS Nguyễn Hoài Nga, Giám đốc TT Chỉ đạo tuyến, bệnh viện K, về kết quả sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung, khoang miệng, đại trực tràng cho 532.000 đối tượng có nguy cơ cao tại Hải Dương, Thanh Hóa, Nam Định, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Cần Thưo, Kiên Giang, Nghệ An, Thái Bình, Hưng Yên gian đoạn 2011-2015, cho thấy: tỉ lệ phát hiện cao ung thư hơn tỷ lệ ghi nhận ung thư trước đó. Cụ thể, kết quả khám lâm sàng tuyến vú cho thấy tỉ lệ bất thường là khoảng 20%, tỉ lệ phát hiện ung thư vú là 63,7/100.000 phụ nữ. Trong khi đó tỉ lệ ghi nhân ung thư quốc gia cho kết quả 21-40/100.000 dân, Tương tự là kết quả xét nghiệm tế bào học, tỉ lệ bất thường chiếm 53 – 75%. Tỷ lệ phát hiện ung thư cổ tử cung qua khám sàng lọc là 22,6/100.000 phụ nữ. Trong khi tỉ lệ ghi nhận ung thư chỉ 5-16/100.000 dân. Còn tỉ lệ phát hiện ung thư đại trực tràng qua khám sàng lọc cũng cao gấp 2-3 lần (45/100.000 dân) so với tỉ lệ ghi nhận ung thư (13-22/100.000 dân); tỷ lệ phát hiện ung thư đại trực tràng qua khám sàng lọc là 15/100.000 dân trong khi ghi nhận ung thư lại chỉ là 5-9/100.000 dân. Qua những số liệu này, vấn đề chất lượng ghi nhận ung thư đã được các đại biểu đặt ra. ThS Hoài Nga cho rằng: Muốn ghi nhận đầy đủ, người bệnh cần được chẩn đoán và cơ quan thống kê phải được tiếp cận đầy đủ. Trong khi đó, thực tế là việc ghi nhận số liệu ở nước ta rất thiếu. Hiện cả nước mới có 9 địa phương có đơn vị ghi nhận ung thư, các số liệu có được chủ yếu từ các bệnh viện, cơ sở y tế và chưa hề có hệ thống giám sát ung thư quốc gia. Còn theo PGS.TS Nguyễn Văn Huy, Trường Đại học Y Hà Nội, số liệu ung thư tại Việt Nam mới chỉ tập trung vào số lượng (số người, số ca) chứ chưa tập tập trung và chất (tính theo tỉ lệ %...). Và để giám sát số liệu, cần gắn với cả hệ thống y tế bởi chỉ cần một bệnh viện, một cơ sở y tế không tham gia thì số liệu về bệnh ung thư sẽ không chính xác. Và để xây dựng hệ thống số liệu quốc gia về ung thư, các chuyên gia của Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ (NCI), Cơ quan chuyên sâu ung thư của WHO (IARC) và Hiệp hội Phòng chống Ung thư Quốc tế UICC đã có chuyến công tác Việt Nam 3 tháng với mục tiêu đánh giá mạng lưới ghi nhận ung thư trong khu vực và quốc gia ; làm việc với lãnh đạo, nhân viên ghi nhận tại 3 vùng Bắc, Trung, Nam để tìm hiểu và xác định các lĩnh vực cụ thể để cải thiện trong các hoạt động ghi nhận, phát hiện ca mắc bệnh…. Theo TS Paul Pearman, Giám đốc chương trình vận động chính sách, NCI, kết quả cuối cùng dự kiến sẽ được công bố vào quý I/2017. Trần Phương