Thủ tướng:"Không phân biệt thành phần kinh tế, công hay tư"

00:00 12/10/2020

Chiều nay (17/5), sau khi lắng nghe hết các ý kiến của các doanh nhân, các bộ, địa phương, trong phần kết luận hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: "Không phân biệt thành phần kinh tế, công hay tư" và sẽ "chuyển lời nói thành hành động" với những tuyên bố hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Hỗ trợ, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, phải chuyển từ lời nói thành hành động"

Thủ tướng nhấn mạnh, tinh thần giải quyết khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển thì nói phải đi đôi với làm, ông cho biết bây giờ là 1 giờ 19 phút và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp đã được ký ngay sau đây và mang số 20. Thủ tướng tái khẳng định cam kết xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình: Trước đó, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trong phần phát biểu của mình đã nhấn mạnh, Nhà nước có vai trò tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng nhằm huy động nguồn lực của người dân; giảm bỏ thủ tục phiền hà; giảm chi phí cho doanh nghiệp.. Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu nhấn mạnh, Nhà nước có vai trò tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng nhằm huy động nguồn lực của người dân; giảm bỏ thủ tục phiền hà; giảm chi phí cho doanh nghiệp... Phó Thủ tướng cũng khẳng định, Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển; các cơ chế chính sách phải phù hợp với thị trường và thông lệ quốc tế; huy động mọi nguồn lực, trí tuệ của người dân để phát triển kinh tế. "Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực thực thi, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm nhũng nhiễu doanh nghiệp; Đặc biệt nâng cao năng lực của bộ máy tư pháp trong bảo vệ quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh. Đồng thời, kiện toàn tổ chức hoạt động của các định chế bổ trợ tư pháp như luật sư, trọng tài… để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Thực hiện công khai minh bạch các chủ trương, chính sách; chống tiêu cực, ngăn chặn các quan hệ lợi ích nhóm, quan hệ “sân sau”, thao túng chính sách để trục lợi...", ông nói.

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình: Chính phủ sẽ thực hiện công khai minh bạch các chủ trương, chính sách; chống tiêu cực, ngăn chặn các quan hệ “sân sau” thao túng chính sách để trục lợi Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình cũng đề nghị doanh nghiệp cần xây dựng văn hoá doanh nhân và đạo đức doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải có tầm nhìn xa, làm ăn bài bản, mạnh dạn đầu tư khoa học công nghệ, nắm vững các quy định... để sản xuất kinh doanh bền vững, hiệu quả. Bên cạnh đó, các hiệp hội cũng cần đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, có tiếng nói mạnh mẽ trong phản biện, xây dựng chính sách; xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: vướng mắc lớn nhất của doanh nghiệp của doanh nghiệp là vấn đề thủ tục hành chính, đất đai, thuế..

Trong phần phát biểu của mình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã nhấn mạnh vướng mắc lớn nhất của doanh nghiệp của doanh nghiệp là vấn đề thủ tục hành chính, đất đai, thuế...Ông đề nghị các bộ ngành địa phương lưu ý các kiến nghị của doanh nghiệp: Tăng cường đối thoại, có trao đi đổi lại, không nói một chiều, áp đặt; phát huy vai trò của các hiệp hội trong giải quyết vướng mắc của doanh nghiệp. Phó Thủ tướng nói: "Các cơ quan nhà nước phải quyết tâm hơn; phải rất cụ thể, doanh nghiệp, lãnh đạo Chính phủ không cần chung chung; đồng thời phải rất thiết thực, doanh nghiệp không cần những thứ hình thức; bên cạnh đó phải rất khẩn trương, không đủng đỉnh; cuối cùng phải điện tử hóa, đây là nhiệm vụ cấp bách, tất cả các dịch vụ công phải được thực hiện trực tuyến, minh bạch;..." Trước đó, trong phần phát biểu của các Bộ trưởng, Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà nói rằng, trong thời gian tới sẽ có những quy định để phân biệt ứng xử đối với những doanh nghiệp thân thiện, chấp hành tốt quy định về môi trường, đồng thời quản lý chặt những hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm cao... để bảo đảm phát triển bền vững. Ông cho biết đang rà soát lại các chính sách, pháp luật về đất đai, tài nguyên, trên tinh thần sẽ cải cách triệt để để phục vụ tốt nhất cho doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích của người dân và sự phát triển bền vững. Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết trong Hội nghị lần trước Bộ Công Thương nhận được nhiều kiến nghị, phàn nàn của doanh nghiệp. Trong năm qua, Bộ Công Thương cũng đã và đang tích cực thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ đưa ra 1 năm trước đó. Bộ đã rà soát, sửa đổi một loạt quy định đã lạc hậu, ban hành hơn 40 thông tư mới, trình Chính phủ, Thủ tướng sửa đổi, ban hành 21 Nghị định, Quyết định. Bộ Công Thương cũng bãi bỏ, đơn giản hóa 39 thủ tục hành chính trong số 153 thủ tục, và tiếp tục xoá bỏ 15 thủ tục hành chính, đơn giản hoá 8 thủ tục... "Thời gian qua, Bộ Công Thương đã cầu thị lắng nghe và tiếp thu các ý kiến đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp để hoàn thiện quy định, thủ tục hành chính nhằm cải cách thể chế toàn ngành một cách sâu, rộng. Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều buổi đối thoại trực tiếp với người dân, doanh nghiệp. Nhiều quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh đã được dỡ bỏ, tạo điều kiện khơi dậy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển”, Bộ trưởng Công Thương nhấn mạnh. Một số quy định nổi bật được Bộ Công Thương nhắc tới là việc bãi bỏ Thông tư 37 quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may; ban hành Thông tư 24 quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng trong đó bãi bỏ thủ tục xác nhận sự phù hợp với quy hoạch điện; sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20 quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu ôtô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống...

Người đứng đầu ngành công thương cũng cho biết, tới đây, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nỗ lực cải cách quy định, thủ tục hành chính chú trọng 3 tiêu chí là: đơn giản, minh bạch và hiện đại. Mục tiêu của Bộ nhằm hướng tới ba mục tiêu sau: tiết kiệm chi phí, tạo sự công bằng và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Đồng thời, tiến hành hiện đại hoá hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Bộ cũng đang nghiên cứu để sửa đổi những quy định bất cập trong kinh doanh khí, rượu, khoáng sản... đồng thời tiếp tục bãi bỏ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, phát huy lợi thế cạnh tranh… Theo dantri