QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ TÌNH HÌNH KT-XH 2016, KẾ HOẠCH 2017 VÀ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020: Tái cơ cấu kinh

00:00 12/10/2020

cover-258_rwne "63 tỉnh thành, 245 cảng biển, 21 sân bay khiến lợi ích giảm, lãng phí, không phát huy được vùng kinh tế trọng điểm là điều cần khắc phục"- Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn, đoàn Đà Nẵng Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội 2016, kế hoạch 2017 và giai đoạn 2016 - 2020 cùng kế hoạch tái cơ cấu kinh tế, ngày 2.11, các đại biểu Quốc hội đều nhấn mạnh sự ủng hộ và tin tưởng với những thay đổi trong cách điều hành và phương châm hành động của chính phủ. Chính phủ cần quyết liệt trong việc tái cơ cấu kinh tế, siết chặt quản lý, kỷ cương để mới tạo ra đột phá trong phát triển và tăng cường lòng tin của người dân.
Siết chặt nợ công, tái cơ cấu quyết liệt Đa số ý kiến của ĐBQH thảo luận tại hội trường đều đồng tình với những kết quả, thành tựu nổi bật về KTXH của đất nước qua báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội. Bên cạnh đó, góp ý cho kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2017 và giai đoạn 2016 - 2020, ĐB Nguyễn Bá Sơn, đoàn Đà Nẵng bày tỏ những băn khoăn về việc phát triển kinh tế vùng và quy hoạch ngành như hiện nay vẫn là ráp nối tỉnh thành, ghép cơ học, chưa có tính pháp lý, không có chế tài thực hiện lâu dài. Thu hút đầu tư mang tính chạy đua, mạnh ai nấy làm, đua nhau trải thảm đỏ: “63 tỉnh thành, 245 cảng biển, 21 sân bay, khiến lợi ích giảm, lãng phí, không phát huy được vùng kinh tế trọng điểm” là điều cần khắc phục - đại biểu nói. Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, đoàn Nghệ An cho rằng phải siết chặt kỷ luật ngân sách, quản lý chặt hơn nợ công. Dự báo 2016 phấn đấu GDP 6,7%, nợ công 64,8%. Đại biểu đề nghị đặt mục tiêu nợ công không quá 65% GDP, đến 2020 không quá 63% GDP để đáp ứng yêu cầu của cử tri cả nước. Đại biểu cũng lưu ý ngân sách đầu tư phát triển ít, chủ yếu đi vay. Nhưng 5 dự án lớn do các tập đoàn TCty nhà nước và chính phủ chuyển cho các đại biểu gây quan ngại lớn, trong đó 4 dự án Sợi Đình Vũ, nhiên liệu methanol Dung Quất, Bột giấy Phương Nam, Đạm Ninh Bình… lỗ 7.300 tỉ đồng. Dự án Gang thép Thái Nguyên tăng đầu tư từ hơn 3,84 nghìn tỉ lên hơn 8000 tỉ. Đại biểu đề nghị xử lý sớm nếu không nợ chồng lên nợ, đồng thời xử lý nghiêm các cá nhân và tổ chức có trách nhiệm trong để xảy ra tình trạng này và báo cáo Quốc hội biết. Nhiều đại biểu ủng hộ phương án tái cơ cấu kinh tế một cách quyết liệt của Chính phủ thay vì chọn đẩy mạnh tái cơ cấu. Quản lý Nhà nước phải đi trước sự vụ Các đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận đều rất đồng tình với chủ trương nâng cao trình độ quản lý, siết chặt kỷ cương và tăng cường hiệu quả hoạt động của Chính phủ; chuyển từ Chính phủ điều hành sang kiến tạo, phục vụ. Đại biểu Trịnh Ngọc Phương, đoàn Tây Ninh, cho rằng Chính phủ cần xây dựng đề án, chương trình hành động, cam kết đề cập bức xúc của người dân. Đại biểu Nguyễn Thái Học, đoàn Phú Yên, khẳng định: “Người dân rất đồng tình khi Thủ tướng nói tiết kiệm từng đồng thuế”. Vì vậy theo đại biểu, đối với những vụ việc gây thất thoát ngân sách cần phải xử lý nghiêm và có biện pháp xử lý thu hồi số tiền thất thoát. Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, đoàn Ninh Thuận, nêu: “Chính phủ đã quyết tâm thực hiện quyết liệt. Còn lại là sự vận hành của bộ máy Nhà nước và thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ công chức viên chức”. Các ĐB cho rằng quản lý Nhà nước còn chạy theo các vấn đề, trong khi lẽ ra quản lý phải đi trước. Sập mỏ, lật du thuyền, cháy karaoke… nhiều sự vụ xảy ra làm nhiều người chết, nhưng để xảy ra rồi chính quyền mới tuyên bố vi phạm luật và cần rà soát. Lẽ ra việc này phải làm từ đầu. Số lượng cán bộ công chức nhiều nhưng mọi việc vẫn giẫm chân tại chỗ. Ông Cương cho rằng, ở nhiều nơi, chính quyền địa phương “việc gì không biết chứ trên địa bàn bao nhiêu DN kinh doanh sản xuất họ biết hết và thường xuyên “thăm hỏi”... Đại biểu nhấn mạnh: “Chính phủ đang từng bước tạo điều kiện và cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp. Nhưng sự nhũng nhiễu của các cơ quan quản lý cấp dưới vẫn còn thì hiệu quả, sự nỗ lực của Chính phủ sẽ giảm”.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Để giải quyết căn cơ vấn đề môi trường cần tái cơ cấu kinh tế Cần thay đổi nền kinh tế thâm dụng vào vốn tài nguyên tự nhiên, thâm dụng chi phí môi trường. Sau một loạt sự cố môi trường thì thấy môi trường của ta đã đến ngưỡng, không thể chịu thêm được nữa. Trước đây môi trường đi sau phát triển, thì bây giờ môi trường phải đi trước, đi ngay trong quá trình đó. Môi trường phải nằm ngay từ đầu trong từng dự án đầu tư, trong chiến lược và quy hoạch. (Theo laodong.com.vn)