Thị trường truyền hình trả tiền: Nhìn tới một xu hướng mới

00:00 12/10/2020

Năm 2015, thị trường truyền hình trả tiền đã chứng kiến cuộc đua giảm giá cước của tất cả các nhà đài như VTC, AVG, K+, SCTV, VTVcab… Thậm chí, có những nhà đài đã áp dụng các gói cước 20.000 - 25.000 đồng/tháng.

hinh-anh-minh-hoa Thực trạng và những hệ lụy Tính đến hết năm 2015, tổng số thuê bao truyền hình trả tiền đạt trên 9 triệu thuê bao, tăng hơn 2 triệu thuê bao so với năm 2014. Truyền hình trả tiền đã có những bước phát triển mạnh về lượng thuê bao cũng như số lượng kênh chương trình. Mặt khác, truyền hình trả tiền được nhà nước quản lý giá theo cơ chế thị trường nên các doanh nghiệp đua nhau giảm giá cước để thu hút khách hàng. Lượng thuê bao tăng nhưng ARPU thấp Tuy việc giảm giá cước đã làm tăng lượng thuê bao lên rất nhanh nhưng sẽ kéo theo hệ lụy là Chỉ số doanh thu bình quân của một thuê bao/tháng (ARPU - Average Revenue Per User) thấp. Theo khảo sát của VNPayTV, chỉ số ARPU của THTT Việt Nam ở mức thấp nhất ASEAN, chỉ khoảng 5 USD. Trong khi đó, chỉ số ARPU của Singapore là 32 USD, Malaysia – 30 USD, Indonesia 30 USD, Thái Lan – 11 USD, Philippines – 10 USD và Campuchia - 8 USD. Lí do giá thuê bao truyền hình trả tiền ở Việt Nam thấp là do thị trường có sự cạnh tranh dữ dội giữa các nhà cung cấp truyền hình. Bên cạnh đó, do ít kênh truyền hình độc quyền nên họ chỉ có thể cạnh tranh về giá, khiến giá dịch vụ ngày càng giảm mà chất lượng dịch vụ không tăng. Trước mắt, ARPU thấp sẽ giúp thị trường phát triển nhanh, nhưng về lâu dài sẽ không tốt cho các nhà cung cấp dịch vụ và cả cho khán giả xem truyền hình. Bởi vì chi phí bản quyền truyền hình và chi phí khác đều tăng, trong khi giá thuê bao ngày càng giảm. Điều này khiến các nhà khai thác truyền hình sẽ không muốn đầu tư nhiều cho nội dung để cung cấp dịch vụ tốt, nên thị trường sẽ có ít các nội dung hấp dẫn để cung cấp cho khán giả. Về lâu dài, các nhà khai thác phải tìm mọi cách để tăng ARPU để có thể đầu tư để mua bản quyền chương trình, hoặc tự sản xuất chương trình trong nước có chất lượng cao. Tăng ARPU đi đôi với tăng chất lượng dịch vụ Trong lĩnh vực truyền hình trả tiền, điều quan trọng nhất trong cuộc cạnh tranh là đảm bảo các yếu tố khác biệt và cần có sự đổi mới, sáng tạo không ngừng. Các điểm quan trọng trong sự cạnh tranh của dịch vụ truyền hình tại Việt Nam sẽ tập trung vào dịch vụ truyền hình HD với chất lượng hình ảnh và âm thanh vượt trội. Bên cạnh đó là những dịch vụ giá trị gia tăng mà trong đó VoD đóng vai trò chủ chốt. Việc phát triển thuê bao HD sẽ nâng cao ARPU dịch vụ truyền hình và doanh thu từ các dịch vụ VAS (Value-added service – Dịch vụ giá trị gia tăng) cũng sẽ tăng, tạo ra xu hướng để tối đa hóa toàn bộ doanh thu lợi nhuận cho dịch vụ truyền hình trả tiền. Dịch vụ VOD của SCTV đang được triển khai rất mạnh Nhìn vào thị trường truyền hình trả tiền tại Hàn Quốc, người xem có xu hướng yêu thích các dịch vụ truyền hình mà họ có thể chọn theo sở thích của họ hơn là các chương trình truyền hình được phát sóng theo thời gian định sẵn. Như vậy, người xem truyền hình dịch chuyển dần từ nhu cầu xem truyền hình mang tính mang tính thụ động, sang nhu cầu xem truyền hình mang tính chủ động hơn. Do đó, đối với các dịch vụ truyền hình trả tiền kỹ thuật số, các dịch vụ VOD đang trở nên giá trị hơn trên phương diện thúc đẩy doanh số bán hàng và đảm bảo khả năng cạnh tranh. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền bao gồm cả các doanh nghiệp IPTV đang phát triển, có xu hướng nắm bắt các cơ hội mới khi tạo ra các giá trị gia tăng mới bằng cách thiết lập hệ thống VOD mạnh hơn với chất lượng cao hơn. Triển khai đa dịch vụ là yếu tố quan trọng đối với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền vì nó sẽ đóng vai trò là động lực chính thúc đẩy dịch vụ trọn gói trong tương lai và cung cấp nhiều cơ hội kinh doanh hơn khi hệ sinh thái dành cho dịch vụ OTT (Over-The-Top) được phát triển đầy đủ. Chiếm lĩnh thị trường Truyền thông và viễn thông là yếu tố quan trọng sống còn của mỗi đơn vị làm Truyền hình trả tiền. Trong đó, hội tụ đa dịch vụ sẽ là thế mạnh để cạnh tranh trên thị trường. Khi tín hiệu truyền hình và Internet được truyền đi trên một đường cáp cùng với nhiều tiện ích khác sẽ tiết kiệm cho cả doanh nghiệp và khách hàng, Xu hướng mới của thị trường truyền hình

TV 4K cho độ sắc nết gấp 4 lần TV HD TV 4K cho độ sắc nết gấp 4 lần TV HD Thị trường truyền hình hiện tại đang rất kỳ vọng vào công nghệ UHD (Ultra HD) hay còn gọi là 4K và xem đây như là một dịch vụ truyền hình thế hệ mới thông qua sự phát triển về màn hình hiển thị cũng như các công nghệ xử lý tín hiệu có liên quan. Dựa vào đó, các tiêu chuẩn cho việc sản xuất, chỉnh sửa, nén/ghép kênh, truyền dẫn, hiển thị… đang được thiết lập, và một số các tiêu chuẩn được hoàn thành. TV 4K cho độ sắc nết gấp 4 lần TV HD Tuy nhiên, để các doanh nghiệp IPTV hoặc CATV có thể cung cấp dịch vụ 4K đòi hỏi kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất nội dung và phát sóng là rất lớn, nhưng việc chuẩn bị cho cơ sở hạ tầng như vậy là chưa đủ. Doanh nghiệp có thể cung cấp các bộ phim / phim tài liệu đến một mức độ nhất định, nhưng để phát triển 4K trở nên phổ biến hơn với nhiều thể loại nội dung chương trình đa dạng với chất lượng 4K cần phải có sự kết hợp giữa Nhà đài – Người dân – Nhà sản xuất nội dung. Nhật Bản là quốc gia đã triển khai thử nghiệm công nghệ truyền hình 4K từ tháng 6/2014 và năm 2015 đã có kênh riêng phát 4K. Theo kế hoạch, năm 2016 Nhật Bản sẽ phát thử nghiệm công nghệ truyền hình 8K và dự kiến, đến năm 2020 sẽ cung cấp đầy đủ dịch vụ truyền hình 8K, đúng vào thời điểm diễn ra thế vận hội Tokyo Olympic và Paralympic. Theo ông Yasuo Sakamoto – Thứ trưởng Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản: “Nếu các nhà chế tạo TV không làm được TV đáp ứng nhu cầu phát 4K, 8K, hoặc người dân không sử dụng truyền hình 4K, 8K thì việc nghiên cứu phát triển ra công nghệ truyền hình 4K, 8K cũng không có ý nghĩa gì". Ở Việt Nam, SCTV là đơn vị tiên phong thử nghiệm thành công truyền hình 4K vào năm 2016. VTV cũng sẽ phát thử nghiệm truyền hình 4K vào năm 2017. Tuy nhiên, vấn đề cung và cầu về nội dung vẫn sẽ là một bài toán khó không chỉ dành cho SCTV, VTV mà cho tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền phải tìm lời giải. Theo kết quả điều tra dân số năm 2014, Việt Nam có 90,5 triệu dân và khoảng 24 triệu hộ gia đình, trong khi số lượng thuê bao truyền hình trả tiền mới đạt hơn 9 triệu khách hàng. Vì vậy, thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng nhưng sự cạnh tranh cũng rất khốc liệt. Việc chiếm lĩnh thị trường truyền thông và viễn thông sẽ chỉ dành cho những đơn vị biết nắm bắt đúng nhu cầu, thị hiếu của thị trường, mạnh dạn đầu tư và tiên phong trong công nghệ.

                                                                                    QUỐC HUY