Thị trường bán lẻ Việt Nam: “Cú hích” hay mối đe dọa khi hội nhập?

00:00 12/10/2020

Năm 2015 đã chứng kiến sự đổ bộ của nhiều tập đoàn lớn ngành bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam, trong đó phải kể đến Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Central Group và Berli Juker (BJC) của Thái Lan…

Liệu đây là “cú hích” hiện đại hóa thị trường bán lẻ nội địa hay là mối đe dọa cho hệ thống bán lẻ trong nước? suc-mua-cua-sieu-thi Ảnh min họa Lo mất chỗ đứng trên sân nhà Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, xu hướng các DN nước ngoài vào Việt Nam gia tăng mạnh khi mà năm 2015, thị trường bán lẻ được mở cửa hoàn toàn theo cam kết của Việt Nam gia nhập WTO. Trong đó phải kể đến thương vụ đình đám là Tập đoàn BJC của Thái Lan bỏ ra gần 900 triệu USD mua lại hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam - đơn vị sở hữu 19 trung tâm thương mại, siêu thị Metro trên cả nước. Các đại gia bán lẻ có lợi thế về hệ thống kho vận tốt, giàu kinh nghiệm trên thị trường bán lẻ thế giới, được đánh giá là vượt trội hơn các DN bán lẻ nội địa về mọi mặt, đồng thời lại có chiến lược chịu lỗ nhiều năm để xây dựng mạng lưới, đội ngũ, uy tín, thương hiệu trước khi kiếm lợi nhuận tại Việt Nam. “Với tình trạng các chuỗi cửa hàng bán lẻ ngoại bành trướng, các sản phẩm nội địa đứng trước nguy cơ ngày càng vắng bóng hoặc khó có thể chen chân vào những hệ thống này” - bà Loan lo ngại. Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thu Hà - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quản trị kinh doanh (Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, hạn chế lớn nhất của hệ thống bán lẻ Việt Nam, đặc biệt ở loại hình bán lẻ hiện đại như siêu thị là thiếu sự tương tác với khách hàng, dẫn đến việc thiếu thông tin về hàng hóa, khách hàng không được tư vấn đầy đủ trước khi lựa chọn sản phẩm… Và mặc dù đã có nhiều cải tiến, được nâng cấp nhưng hệ thống siêu thị của chúng ta vẫn thiếu tính chuyên nghiệp từ công nghệ quản trị chuỗi, tổ chức trưng bày hàng hóa, giá cả thiếu cạnh tranh, nguồn hàng chưa phong phú, đa dạng, mức độ kiểm soát chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng yêu cầu, mạng lưới chưa rộng khắp và chưa tương xứng với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Yếu về năng lực tài chính, yếu về khâu dịch vụ hậu cần… dẫn đến nhiều thua thiệt khi phải cạnh tranh trực diện với các đại gia bán lẻ nước ngoài. Mạnh dạn “bắt tay” với DN ngoại Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào Cộng đồng ASEAN và quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Để giữ được chỗ đứng, phát triển được thị phần thì một trong những giải pháp mà DN có thể lựa chọn đó là “bắt tay” hợp tác chiến lược với các DN nước ngoài. Việc bắt tay với đối tác ngoại sẽ giúp các DN này củng cố và gia tăng thêm nguồn lực. Các hãng bán lẻ nước ngoài cũng được lợi khi liên doanh, liên kết với DN Việt Nam để rút ngắn khâu chuẩn bị ban đầu, tận dụng được hình ảnh và mạng lưới sẵn có của DN nội. Điển hình của xu hướng hợp tác này là trường hợp của Saigon Co.op liên doanh với nhà bán lẻ Singapore Ntuc FairPrice để mở các siêu thị tại Việt Nam. Đặc biệt, làn sóng đầu tư vào Việt Nam tăng nhanh thấy rõ khi 3 TP của Việt Nam gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng lọt Top 10 TP (cùng với Bắc Kinh, Thượng Hải, Hàng Châu…) được các DN bán lẻ nước ngoài lựa chọn đầu tư mới. Bên cạnh đó, yếu tố nhân lực rất quan trọng. Để phát triển các đại siêu thị, trung tâm thương mại lớn, các DN cần đầu tư, phát triển những cán bộ quản lý giỏi, những nhân viên phục vụ chuyên nghiệp hơn hiện nay. Mặt khác, theo nghiên cứu của TS Trịnh Thị Kim Liên (Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội), phát triển hệ thống siêu thị cần căn cứ dựa trên sự phân bố dân cư. Theo đó, Hà Nội cần đi trước các DN nước ngoài trong việc đưa các siêu thị, siêu thị chuyên doanh về các khu vực ngoại ô để tận dụng được lợi thế mặt bằng, giá thuê mặt bằng và ổn định hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh trước khi các DN nước ngoài đầu tư vào các địa bàn này. Quy hoạch phát triển thương mại Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đặt chỉ tiêu: Đầu tư xây dựng mới 23 siêu thị hạng 1; 111 siêu thị hạng 2; 865 siêu thị hạng 3; 10 trung tâm thương mại hạng 1; 7 trung tâm thương mại hạng 2; 16 trung tâm thương mại hạng 3; 9 trung tâm mua sắm cấp vùng. Hân Trần - Theo Kinh tế & Đo thị