Thấy gì từ vụ nổ bóng bay kinh hoàng trong xe ô tô?

00:00 12/10/2020

Chiều 11/2/2017, tại khu vực phố Cửa Đông (Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quả bóng bay bất ngờ phát nổ trong xe ô tô 4 chỗ khiến 1 cháu nhỏ bị bỏng vùng mặt, 3 người khác bị cháy sém tóc.

no_bong_bay_trong_xe_o_to_1 no_bong_bay_trong_xe_o_to_2

Hiện trường vụ nổ bóng bay bơm khí hydro trong xe ô tô tại Hà Nội chiều 11/2.

Thảm họa nổ bóng bay Theo thông tin tại hiện trường, trên xe có tài xế, một người già và 2 cháu gái nhỏ. Quả bóng bay trong xe là loại bóng to hay bán dịp Tết. Cháu bé ngồi ghế phụ nghịch quả bóng bay này. Bóng nổ lớn làm vỡ tung kính xe. Rất may trước thời điểm quả bóng bay nổ thì một bên kính xe đã được hé mở, nếu không vụ nổ có thể còn nguy hiểm gấp nhiều lần. Trước đó, vào đêm Noel (24/12/2016), tại khu vực Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza, đường Đinh Tiên Hoàng (phường Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội), 2 quả bóng bay bơm khí hydro đã bất ngờ phát nổ, khiến 1 phụ nữ bị thương phải đưa vào trạm y tế phường này chữa trị. Rất may vụ việc không gây ra hậu quả nghiêm trọng.

nan-nhan-vu-no-bong-bay-1

Các nạn nhân trong vụ nổ bóng bay chứa khí hydro ở Quảng Bình. Vào tối 15/9/2016, khi hàng trăm người dân đưa con em đi vui tết Trung thu, đang xem múa lân ở đường 36M, ở TP Đồng Hới, Quảng Bình thì bất ngờ một chùm bóng bay có bơm khí hydro bất ngờ phát nổ làm 9 người bị thương nặng. Một người chứng kiến sự việc cho biết, có nam thanh niên dùng bật lửa để đốt dây cột bóng bay nhằm lấy bóng thì cả chùm phát nổ gây cảnh tượng hỗn loạn, nhiều người dân vứt cả xe máy, xe ô tô bỏ chạy. 9 nạn nhân nhanh chóng được đưa vào cấp cứu. Tuy các nạn nhân đều may mắn sống sót song hậu quả của vụ nổ này vô cùng nặng nề: 1 nạn nhân bỏng độ 3, 5 người bỏng độ 2 và 3 người còn lại đều chịu thương tích không nhẹ. Lí giải theo góc độ khoa học Bóng bay bơm khí hydro được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Chúng là món đồ chơi yêu thích của trẻ em, được bày bán ở nhiều nơi như cổng trường học, các điểm vui chơi giải trí… hay dùng để trang trí các sự kiện, lễ hội. Tuy nhiên, ít ai biết rằng khi gặp nguồn nhiệt đủ lớn như tàn thuốc, bật lửa, ánh nắng mặt trời… những quả bóng bay ấy có thể phát nổ bất cứ lúc nào và gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Tại sao lại xảy ra những hiện tượng nổ bóng hydro? Chúng ta hãy bắt đầu việc truy tìm nguyên nhân gây nên hiện tượng trên bằng cách lật lại lịch sử thảm họa khinh khí cầu Hindenburg nổi tiếng thế giới 77 năm về trước. Khi đó, quả bóng bay khổng lồ - biểu tượng của đế chế Đức Quốc xã dưới thời Adolf Hitler đã bốc cháy trên không trung và phát nổ ngay trước khi hạ cánh xuống mặt đất.

tham-hoa-lich-su-khinh-khi-cau

Hình ảnh thảm họa lịch sử khinh khí cầu Hindenburg bốc cháy.

Hiện nay, nguyên nhân của thảm kịch này chưa được khẳng định chắc chắn, nhưng giả thuyết được phần lớn mọi người thừa nhận đó là do rò rỉ khí hydro trên khinh khí cầu. Theo đó, hydro là khí nhẹ nên được dùng làm nhiên liệu hoạt động của khinh khí cầu. Song vì rò rỉ nên chúng thoát ra ngoài, phản ứng với oxy dưới xúc tác nhiệt độ hoặc điện từ mây giông.

phan-ung-khoa-hoc-cua-khi-hydro

Khi có tác dụng của lửa, dù là nhỏ như bật lửa, tàn thuốc, bóng bay giãn nở quá mức, áp suất khí bên trong tăng làm nổ bóng bay. Khi bóng nổ, hydro có thể tác dụng với oxy sẽ gây nổ như miêu tả ở trên. Sức công phá khi một quả bóng phát nổ có thể không lớn, nhưng khi cả chùm cùng nổ một lúc, hậu quả sẽ thật khôn lường.

bong_bay_phat_no-1 giai-thich-hien-tuong-no-bong-bay bong_bay_phat_no

Cảnh báo: Chúng ta cần hết sức cẩn thận với những tai nạn đáng tiếc như trên. Hãy cân nhắc khi lựa chọn những chùm bóng bay sặc sỡ cho trẻ em chơi. Không nên sử dụng những chùm bóng bay hydro ở chỗ đông người, trong các bữa tiệc liên hoan, sinh nhật, ngày lễ... và đặc biệt ngày mai (14/2) là ngày lễ tình nhân, các bạn trẻ nên thận trọng trước những chùm bóng bay tưởng chừng như vô hại nhưng rất có thể nguy hiểm nếu không biết cách phòng tránh. [box] Ý kiến chuyên gia: Trên tờ VietQ, bác sỹ Lương Quốc Chính (Khoa A9, Bệnh viện Bạch Mai) cho hay: "Hydro rất có ái lực với oxy. Chúng kết hợp với nhau để tạo thành nước, đồng thời giải phóng ra một lượng lớn năng lượng với nhiệt độ có thể lên tới 3000 độ C. Do vậy, cần cảnh giác với bỏng do nổ bóng bay". Bên cạnh đó, không chỉ gây bỏng, loại bóng bay này còn gây hại đến sự phát triển của trẻ. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cảnh báo: “Hầu hết các loại bóng bay trên thị trường hiện nay đều rất độc khi cho trẻ nhỏ thổi, ngậm, mút hay cầm tay. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và tinh thần chưa hoàn chỉnh của trẻ”.[/box] Phan Thiên/Theotienphong