Thanh Hóa Nhiều bước tiến trong công tác bảo vệ môi trường

00:00 12/10/2020

      Sở TNMT thường xuyên phối hợp các cấp, các đoàn thể mở các đợt cao điểm làm vệ sinh bảo vệ  môi trường    Nhiều năm trước, công tác đầu tư cho hoạt động  bảo vệ môi trường  của Thanh Hóa chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung, làng nghề, khu dân cư chưa có công trình xử lý nước thải tập trung. Công nghệ sản xuất hầu hết lạc hậu, tiêu tốn tài nguyên, nguyên  liệu, hậu quả thấp, phát sinh nhiều  chất thải. Nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong các khu dân cư, làng nghề mà không  có quy trình xử lý  chất thải. Trong khi đó, các vùng dân cư này mở rộng nghề chăn nuôi, trồng trọt, lạm dụng phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, do đó càng tăng ô nhiễm môi trường. Công tác kiểm soát các nguồn nước  sông còn gặp nhiều khó khăn và một hạn chế lớn trong công tác bảo vệ môi trường là cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý môi trường còn bất cập so với địa bàn khá rộng của tỉnh  và một phần  do nền sản xuất manh mún, phân tán khó quản lý,… Từ thực trạng trên, Sở Tài nguyên- Môi trường đã tham mưu cho Ban cán sự  Đảng UBND tỉnh, trình Ban chấp hành  Đảng bộ ban hành Nghị quyết số 05, tăng cường lãnh đạo  của các cấp  ủy Đảng  đối với  công tác  bảo vệ môi trường ( BVMT)  đến năm 2020, định hướng  đến 2025. Nông thôn đổi mới, đường làng sạch sẽ khang trang Sau một năm Nghị quyết của Tỉnh ủy ban hành, công tác BVMT ở Thanh Hóa  đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Ngoài tổ chức, học tập và ban hành các quy chế  về BVMT, Sở Tài nguyên – Môi trường  đã phối hợp  chặt chẽ  cùng các địa phương, các khu công nghiệp, các xí nghiệp, nhà máy, làng nghề, chấp hành nghiêm công tác báo cáo  đánh giá tác động  môi trường (TĐMT), cấp sổ đăng kí chủ  nguồn  thải, chất thải nguy hại, xác nhận nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và hỗ trợ xử lý chất thải rắn theo cơ chế, chính sách  mà tỉnh đề ra. Năm qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa  đã có hàng trăm đơn vị huyện, ngành, các doanh nghiệp, các làng nghề làm tốt  công tác BVMT, trở thành ngọn cờ tiêu biểu, là những tấm gương sáng góp phần nâng cao cuộc sống cộng đồng dân cư. Cũng thời gian qua, Thanh Hóa đã thu gom chất thải rắn đạt tỉ lệ cao: Khu đô thị đạt 75-80%, khu công nghiệp đạt 90%, ngành y tế: 83 %,, khu vực nông thôn  xấp xỉ 60%. Đến thời điểm này, có nhiều  trọng điểm ( Thành phố Thanh Hóa, Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thọ Xuân) đã kêu gọi thành công các nhà đầu tư  phối hợp xử lý chất thải rắn. Đến nay, bà con các dân tộc miền núi  đều hào hứng tham gia thực hiện  dự án đa dạng sinh học  làm cơ sở quản lý  môi trường  và nâng tỷ lệ che phủ rừng  đạt tỷ lệ 50-60%. Đặc biệt, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường  nghiêm trọng đã được các cấp, các ngành  chức năng xử lý triệt để. Từ  những thành tích đạt được, Sở Tài nguyên- Môi trường đã kịp thời rút kinh nghiệm và đề ra chương trình, mục tiêu BVMT trong nhiều năm tiếp theo với nhiều biện pháp và những con số  đầy ý nghĩa. Trọng tâm là đầu tư  và hỗ trợ cải tiến công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại hóa máy móc, thiết bị nhằm tiết kiệm nguyên liệu, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên thân thiện với môi trường; tập trung xử lý  chất thải bằng công nghệ  hiện đại theo các khu xử lý tập trung của tỉnh, của huyện; khu vực tồn lưu hóa chất  bảo vệ thực vật theo sự chỉ đạo của tỉnh.Các cấp, các ngành chúc năng phối hợp chặt chẽ và nhanh chóng thực hiện đề án  di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm đang nằm xen kẽ trong khu dân cư  vào cụm công nghiệp và khu sản xuất tập trung. Bên cạnh những giải pháp có tính chiến lược, Sở Tài nguyên- Môi trường đi sâu  nghiên cứu và phối hợp  cùng các nhà khoa học khuyến khích các nhà máy sử dụng nguồn nguyên liệu phụ như bã mía, bã bột sắn,…để sản xuất điện, phụ gia vật liệu xây dựng và tập trung vào tái chế các phế phẩm nông sản, xử lý chất thải trong chăn nuôi, đẩy mạnh  đầu tư, phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng gió Đào Trọng Quy Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường