Than Dương Huy - bước ngoặt thứ hai

00:00 12/10/2020

Công ty Than Dương Huy (Than Dương Huy – thuộc Tập đoàn TKV) thành lập năm 1978. Trong 37 xây dựng và phát triển, Than Dương Huy có hai bước ngoặt quan trọng. Bước ngoặt thứ nhất là từ một đơn vị chuyên xây dựng các công trình công nghiệp mỏ và dân dụng, chuyển hướng sang sản xuất than (năm 1990). Bước ngoặt thứ hai là giai đoạn hiện nay, khi nguồn tài nguyên các mức trên đã cạn kiệt, Công ty chuyển diện sản xuất xuống các mức sâu, thuộc dự án khai thác phần lò giếng mỏ than Khe Tam, với tổng với tổng mức đầu tư trên 2.294 tỷ đồng. Dự nán này như một mỏ mới; giai đoạn I, khai thác ở mức âm 100 trở lên; sau đó còn sâu nữa, tới mức âm 350.

1  Ông Nguyễn Đình Thịnh (giữa), Giám đốc Công ty kiểm tra sản xuất ở lò chợ  Bước ngoặt gian khó Theo chân thợ lò Dương Huy, chúng tôi tập kết tại cửa giếng nghiêng, ở mức dương 38 (độ cao so với mực nước biển), để xuống âm 100 bằng xe song loan. Chiếc xe gồm nhiều toa, chạy trên đường ray, di chuyển bằng tời. Lò giếng hình vòm, dốc thoai thoải. Tôi đã từng leo giếng nghiêng này khi đang thi công. Ì ạch bì bõm, mồ hôi ướt sũng, hai đầu gối rung bần bật. Leo một đoạn, tôi phải bám vào hông lò thở dốc. Bây giờ tôi mới thấy hết ý nghĩa việc đầu tư xe chở công nhân xuống lò. Ngồi cạnh tôi, toàn gương mặt trẻ, tươi rói và vạm vỡ. Xe chuyển bánh. Tốc độ của nó chỉ nhỉnh hơn người đi bộ. Ðường lò rộng rãi, sạch sẽ và sáng trưng nhờ những bóng điện cao áp. Tại âm 100 mét so với mực nước biển là hệ thống sân ga, là trạm cung cấp điện và nhiều đường lò trong hệ thống mở vỉa. Ở độ sâu này, người ta phải đào các lò thượng ngược lên các mức trên để khai thác. Than khai thác được, chuyển xuống âm 100 để kéo lên mặt đất. Khai thác các mức sâu không thuận lợi như khai thác các mức trên. Đường lò sâu hơn, áp lực đất đá lớn hơn, nước nhiều; công tác thông gió, thoát nước, vận tải khó khăn, phức tạp hơn; chi phí cao hơn. Chúng tôi lên lò chợ, nơi khai thác than. Đường lò chật hẹp. Để lấy được than, thợ lò phải khoan, nổ mìn, chèn chống, đảm bảo an toàn mới vận chuyển than lên mặt đất. Chỉ riêng việc vận chuyển than lên mặt đất đã qua nhiều công đoạn, nhiều phương tiện như máng cào, băng tải, tàu điện, tời trục. Để kết nối dây chuyền sản xuất dưới hầm lò với các đầu mối trên mặt đất nhịp nhàng, hạn chế ách tắc, đảm bảo an toàn và hoàn thành các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận v.v.của Tập đoàn giao trong điều kiện khai thác nêu trên là bài toán rất khó đối với Than Dương Huy. Chợt nhớ, đầu tháng 7 năm ngoái, tôi đến Dương Huy, hỏi về tình hình sản xuất, các anh lãnh đạo Công ty đều tỏ ra lo lắng về nguy cơ “thủng kế hoạch”. Khi đó, Dương Huy đã đưa 7 lò chợ ở âm 100 vào khai thác nhưng 6 tháng đầu năm mới đạt khoảng 40% kế hoạch cả năm. Thế rồi, cuối năm, Dương Huy vẫn hoàn thành kế hoạch. Năm nay, tình hình khó khăn hơn vì trận lụt lịch sử gây thiệt hại nặng nề cho Công ty; sản xuất bị đình trệ, nhưng Công ty vẫn quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu cấp trên giao  với sản lượng  dự kiến trên 2 triệu tấn; tổng doanh thu dự kiến gần 2 nghìn 200 tỷ đồng; lợi nhuận gần 28 tỷ; hơn 4500 CBCN có đủ việc làm với thu nhập bình quan gần 9,6 triệu đồng/ người/tháng, trong đó thợ lò trên 12 triệu đồng/tháng. Đó là quyết tâm rất lớn của CNCB Than Dương Huy. Dàn máy khai thác khổng lồ đã xuống âm 20 mét trong lòng đất 3 Thiết bị CGH đồng bộ trước khi đưa xuống lò Đó là dàn thiết bị kềnh càng, gọi là giàn cơ giới hóa đồng bộ (CGH) với 89 giàn chống thuỷ lực, tổng chiều dài lắp giàn là 145,7 mét. Trọng lượng mỗi giàn chống thuỷ lực trung gian là 12 tấn. Riêng 6 giàn chống thuỷ lực quá độ có trọng lượng 12,5 tấn. Đi kèm với dàn chống là máy khấu than. Đầu máy khấu gắn các lưỡi cắt bằng hợp kim để cắt than; thay cho khoan nổ mìn. Than rơi xuống được máy cào vơ than, chuyển ra ngoài, thay cho bốc xúc. Thợ khai thác được làm việc trong khung dàn chống bằng thủy lực, rất an toàn. Công suất thiết kế của dàn thiết bị này 600 nghìn tấn/năm; tổng mức đầu tư khoảng 200 tỷ đồng. Theo thiết kế, dự án khai thác phần lò giếng mỏ than Khe Tam tới âm 100 có 2 dàn CGH. Đâu tháng 11 vừa qua, Than Dương Huy đã đưa xuống mức âm 20 dàn CGH nêu trên. Sau khi Than Dương Huy đưa dàn CGH vào hoạt động, một số tờ báo đưa tin, đây là lần đầu tiên Than Dương Huy áp dụng CGH. Thực tế không phải vậy. Cách đây gần 10 năm, Than Dương Huy đã đưa dàn CGH vào lò chợ nhưng không thành công; đầu máy khấu đã bán cho Than Khe Chàm. Năm 2013, khi đang triển khai dự án đầu tư dàn CGH này, có ý kiến hoài nghi về tính khả thi của dự án và tôi đã phỏng vấn ông Nguyễn Đình Thịnh, Giám đốc Công ty. Ông Thịnh cho biết, bài học kinh nghiệm mà Công ty rút ra là, trước khi đầu tư công nghệ mới phải thăm dò địa chất thật tỉ mỉ và bằng các biện pháp khác để xác định chính xác các yếu tố địa chất, từ đó làm cơ sở để lựa chọn thiết bị, công nghệ phù hợp. Cụ thể, Công ty đã thuê khoan thăm dò bổ sung hàng chục nghìn mét khoan. Kết quả khoan thăm dò bổ sung cơ bản đánh giá được cấu trúc và các yếu tố khác của vỉa và đây cơ sở để cơ giới hóa một lò chợ phù hợp với điều kiện địa chất của vỉa. Ông Lê Văn Hảo, Phó Giám đốc Công ty Than Dương Huy cho biết, dàn CGH đưa vào hoạt động từ đầu tháng 11/2015. Bước đầu, công nhân đã làm quen với công nghệ; năng suất những ngày đầu đạt bình quân 2 nghìn 300 tấn/ngày – gần đạt công suất thiết kế. Tuy nhiên, với công nghệ mới, hiện đại, được áp dụng ở mức sâu, điều kiện địa chất không thuận lợi, khó tránh khỏi những ách tắc. Nhưng dù sao, Than Dương Huy vẫn phải quyết tâm để áp dụng thành công công nghệ mới này. Nếu không, Than Dương Huy khó mà đáp ứng được nhu cầu tăng sản lượng trong những năm tới; trong điều kiện tuyển dụng thợ lò ngày càng khó khăn.

Bài: Minh Cao; Ảnh Huy Chiến (Than Dương Huy)