Tại sao đại gia bán lẻ Nhật chật vật với mô hình bán hàng 24/24 giờ mỗi ngày?

00:00 12/10/2020

Khi lực lượng lao động ngày một teo nhỏ, các cửa hàng phải tốn thêm nhiều chi phí để tuyển dụng. Mức lương tối thiểu đã tăng 14% trong 5 năm qua, còn chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 5%. Chia sẻ

Tại sao đại gia bán lẻ Nhật chật vật với mô hình bán hàng 24/24 giờ mỗi ngày?

Ảnh: Nikkei

Ông Mitoshi Matsumoto không hề muốn thay đổi việc điều hành cửa hàng tiện lợi trong chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất nước Nhật và trở thành người bị chú ý. Người đàn ông 57 tuổi đồng thời đang làm chủ một cửa hàng thuộc 7-Eleven chỉ muốn được nghỉ 5 tiếng mỗi đêm. 

Theo bài đăng mới đây trên báo Nikkei, thế nhưng khi mà ông Matsumoto đề nghị Seven-Eleven cho phép ông đóng cửa hàng từ 1h sáng đến 6h sáng, hãng đã từ chối, họ đề nghị ông mở cửa 24 giờ mỗi ngày, điều đó đã kéo theo một chuỗi các sự kiện khiến cho chủ tịch Seven-Eleven mất chức trong tháng này. 

Sự tranh cãi giữa các bên cho thấy chi phí thực tế mà họ phải gánh chịu để đảm bảo cho sự tiện lợi của nước Nhật. Chuỗi các cửa hàng tiện lợi thuộc 7-Eleven, Lawson và FamilyMart có bao gồm 56 cửa hàng, cung cấp đủ mọi loại sản phẩm, từ cà phê cho đến hộp cơm hay dịch vụ rút tiền, vé xem hòa nhạc, vận chuyển bưu kiện và cả thanh toán hóa đơn điện nước.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cũng coi các cửa hàng tiện lợi như nguồn cung nhu yếu phẩm cần thiết trong điều kiện có thảm họa thiên nhiên. 

Tuy nhiên Nhật đang đối diện với tình trạng thiếu lao động trầm trọng và mức lương tăng lên. Kết quả, các chuỗi kinh doanh gặp khó khăn về tài chính. Ông Matsumoto khăng khăng rằng hãng phải có động thái gì đó nhượng bộ: “Seven-Eleven sẽ không thể kinh doanh tốt được nếu họ không xét đến quyền lợi của các nhà kinh doanh”.

Vấn đề cốt lõi nằm ở cấu trúc chi phí của Seven-Eleven. Công ty đang thu tỷ lệ phần trăm quá cao với doanh thu của các cửa hàng trong hệ thống. Trong khi đó tỷ lệ phần trăm này tại Lawson và FamilyMart thấp hơn nhiều.

Với khung thu phí này, các nhà kinh doanh trong chuỗi chỉ nên duy trì hoạt động ở thời điểm mà họ bù được đủ chi phí để trả lương.

Trung bình mỗi cửa hàng tiện lợi sẽ tuyển khoảng từ 10 đến 20 người làm việc bán thời gian để có thể duy trì cửa hàng hoạt động 24/24 tiếng. Khi lực lượng lao động ngày một teo nhỏ, các cửa hàng phải tốn thêm nhiều chi phí để tuyển dụng. Mức lương tối thiểu đã tăng 14% trong 5 năm qua, còn chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 5%.

Không chỉ các nhà kinh doanh nhượng quyền chịu áp lực. Toàn bộ mô hình kinh doanh kiểu này đang bị đặt vào phép thử bởi thị trường đã bão hòa, cửa hàng tiện lợi xuất hiện ở khắp nơi, từ thành phố lớn đến các nhà ga xe lửa và làng quê.

Hợp đồng nhượng quyền của Seven-Eleven không cho họ có nhiều cơ hội để thích ứng công việc kinh doanh. Họ phải trữ hàng không hề ít bởi chủ hãng muốn hàng hóa tại các cửa hàng trong chuỗi phải đồng nhất. Nhiều người cảm thấy họ không được phép hạ giá bán hàng ngay cả nếu họ đang bị kẹt với quá nhiều hàng bán ế. Và đương nhiên họ bị buộc phải hoạt động suốt 24 tiếng mỗi ngày và tất cả các ngày trong năm.

Trung Mến