Tài năng và tấm lòng y đức của người thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Đạt

00:00 12/10/2020

Dẫu biết rằng, nhân sinh chìm nổi, thế sự vô thường, không ai thoát khỏi quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”,… ấy thế nhưng trong cuộc sống, với tấm lòng nhân ái, bao dung, đã từng có rất nhiều những lương y, những người thầy thuốc từ tâm vẫn đang miệt mài “sống, đấu tranh” với quy luật cuộc sống, giành lại sự sống và sức khoẻ cho rất nhiều người. Đó cũng là trăn trở, câu chuyện giản đơn nhưng ấm áp tình người của Cựu chiến binh, thương binh – Lương y Nguyễn Văn Đạt ở 104 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội. kham-chua-benh Chúng tôi gặp thầy trong chương trình Giao lưu kinh tế, văn hoá và hợp tác đầu tư Việt Nam – Apec, thầy được trao tặng và tôn vinh cup “Thương hiệu uy tín chất lượng Apec”. Theo chân người lính ấy, chúng tôi đến phòng khám của thầy ở số 104 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội (nơi đây cũng đồng thời là Trung tâm Ứng dụng Đông y Hà Nội - Hội Nam dược) vào một ngày hè oi ả. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều bệnh nhân đến khám, có người ở tận Tuyên Quang đi ô tô xuống khám bệnh. Ấn tượng của tôi về Lương y Nguyễn Văn Đạt là một người thầy thuốc tuy đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn nhanh nhẹn và tinh anh. Ông ân cần khám, chữa cho từng người, tư vấn tỉ mỉ, nhiệt tình và cẩn thận. Nhắc đến Cựu chiến binh, Lương y Nguyễn Văn Đạt là người ta nhắc đến một danh y đầy tài năng và tâm đức. Sau khi được tiếp xúc với thầy, chúng tôi đã thực sự hiểu rằng, không phải thầy chọn nghề thuốc Đông y mà chính Đông y đã chọn thầy. Với thầy Đạt, ở đâu có bệnh nhân nghèo, thầy đều sẵn sàng đến giúp đỡ họ. Người lính bén duyên người thầy thuốc Lương y - thầy thuốc Nguyễn Văn Đạt sinh ngày 16 tháng 05 năm 1952 tại xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng, ngoại thành Hà Nội. Như bao trang lứa ngày đó, 17 tuổi chàng thanh niên Nguyễn Văn Đạt lên đường nhập ngũ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khi đất nước thống nhất, ông chuyển ngành về công tác tại Bộ Y tế và gắn mình với sự nghiệp chữa bệnh, cứu người. Những ngày sống trong quân ngũ, xác định tư tưởng làm nghề thuốc để chữa bệnh nên ông hay tới các khu rừng để tìm hiểu, ghi chép lại công dụng của các cây thuốc. Mỗi khi đồng đội ốm đau, nhờ có bài thuốc của ông mà nhiều người đã khỏi bệnh. Khi ra quân, ông chuyển ngành về công tác tại Văn phòng Bộ, Bộ Y tế. Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Bộ, ông đã được cử đi học nhiều lớp đào tạo từ sơ cấp đến chuyên sâu lương y đa khoa. Bên cạnh đó, ông còn được các vị lương y cổ truyền của Vụ Y học Cổ truyền dìu dắt, chỉ dẫn, dạy bảo như lương y Hải, lương y Cầm,... Không chỉ truyền dạy về kiến thức, các cụ còn truyền dạy cho ông về lương tâm và trách nhiệm của người làm nghề y. Trong tâm trí ông luôn đặt chữ Tâm, chữ Đức lên hàng đầu. Thầy luôn coi nỗi đau của bệnh nhân như chính nỗi đau của mình để rồi luôn dốc hết mình, luôn trăn trở để mong tìm ra phương pháp chữa trị nhanh nhất, hiệu quả nhất để giúp cho người bệnh vượt qua cơn bệnh. Để nâng cao tay nghề của mình, Lương y Nguyễn Văn Đạt đã không ngần ngại kết hợp với các lương y khác thường xuyên đi đến những vùng sâu vùng xa cả trong lẫn ngoài nước như Lào, Thái Lan,… tìm ra những cây thuốc quý, giá trị để nghiên cứu và chiết xuất ra thành những bài thuốc mới lạ và hiệu quả, chữa trị bệnh và phát thuốc miễn phí cho những bệnh nhân nghèo khó. Đi nhiều, gặp nhiều chứng bệnh nhưng với ông như thế vẫn chưa đủ, đến lúc nghỉ hưu ông vẫn tiếp tục công tác khám, chữa bệnh, nghiên cứu nhiều bài thuốc mới. Với mong muốn học hỏi, trao đổi và trau dồi kinh nghiệm, Lương y Đạt và một số lương y khác đã tập hợp những bài thuốc hay, cách chữa trị hiệu quả lại và được giao vai trò đảm nhiệm Trung tâm Thừa kế, Ứng dụng Đông y Hà Nội - Hội Nam dược tại số 104 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội. Đây không chỉ là địa chỉ để mọi người cùng nhau học tập, trao đổi y thuật mà còn là một địa chỉ chữa bệnh uy tín. Nhiều năm qua, với việc kết hợp những bài thuốc độc đáo và những phương pháp chữa trị như lăn, chỉnh, đốt, đắp, chườm, xoa, vỗ, châm cứu, phòng khám của Lương y Đạt đã giúp cho hàng ngàn lượt bệnh nhân khoẻ mạnh. Không chỉ với những chứng bệnh thông dụng, đơn giản mà với những ca bệnh nặng, có những bệnh nhân đã bị bệnh viện trả về thì phòng khám 104 Quang Trung, Hà Đông cũng đã chữa trị thành công. Thầy đưa ra lời khuyên với các bệnh nhân là thường xuyên thăm, khám chữa bệnh định kỳ “người già chữ bệnh không già”. Những đóng góp của Lương y Nguyễn Văn Đạt thật đáng trân trọng, đáng trân trọng hơn khi phòng khám của ông còn chăm sóc sức khoẻ miễn phí cho những thương binh, người tàn tật, gia đình chính sách, người cao tuổi. Bên cạnh đó, ông còn kết hợp với Hội Đông y Quận Hai Bà Trưng khám chữa bệnh từ thiện thứ 4 hàng tuần tại chùa Liên Phái. Tâm sự cùng lương y, ông cho biết, hạnh phúc lớn nhất của ông chính là sức khoẻ, sự hồi phục của bệnh nhân. Để rồi nghe từng lời cảm ơn của người bệnh, ông lại có thêm nhiệt huyết cống hiến. Ông còn nói, chỉ cần ông còn sức khoẻ, thì tình yêu với nghề vẫn nguyên vẹn và khát khao chữa bệnh cứu người trong ông sẽ không bao giờ tắt. Để hiểu hơn về những phương pháp chữa bệnh của thầy Đạt, chúng tôi xin đăng trích một số những bệnh nhân tiêu biểu với những căn bệnh khó chữa đã được thầy Đạt chữa khỏi: Bệnh nhân Vũ Văn Hào, trú tại Ba La, Hà Đông (0913.288.979) bị u xơ tuyến tiền liệt, xơ gan. Khi phát hiện bị bệnh, anh Hào đã đi đến các bệnh viện lớn để chữa trị nhưng bệnh tình ngày càng nặng thêm. Qua tìm hiểu, anh đã tự nguyện gửi gắm bệnh tình của mình cho thầy Đạt. Sau thời gian chữa trị, đến nay bệnh nhân Hào đã khoẻ mạnh, u xơ đã giảm nhiều, còn gan thì đã trở lại bình thường. Trung tướng Nguyễn Tiến Long tại Hà Nội (0913241483) bị phì đại tuyến tiền liệt (khoảng 182 gram), áp huyết không ổn định, có khi lên tới 220, tay trái có khối u ở khớp cổ tay, ngoaifra còn bị bệnh động mạch vành mà đông y gọi là thấp cơ tim. Sau khi được thầy Đạt điều trị, tim mạch, huyết áp ổn định, phì đại đưa về khoảng 30 gram, không còn khối u ở tay, sức khỏe bình thường. Bệnh nhân Trịnh Thị Hằng trú tại Phùng Khoang, Từ Liêm, Hà Nội. Chị Hằng kết hôn đã 5 năm nhưng do tình trạng sức khoẻ nên nhiều lần thụ thai đều bị hư. Chị đã đi nhiều nơi để khám và chữa trị nhưng vẫn chưa cho chị kết quả như ý nguyện. Rồi qua bạn bè, người thân, chị Hằng đã được giới thiệu đến Lương y Nguyễn Văn Đạt. Bằng những bài thuốc đã dày công nghiên cứu, bằng phương pháp chữa trị mới, Lương y Đạt đã giúp chị Hằng và gia đình tìm thấy hạnh phúc. Cũng với bài thuốc chữa hiếm muộn, nhưng dựa vào cơ địa và tình trạng bệnh nhân để thêm bớt những vị thuốc cần thiết, Lương y Đạt cũng đã giúp gia đình chị Hà Thị Uyên ở Chương Mỹ, Hà Nội (01643.300.132) tìm thấy hạnh phúc trọn vẹn sau bao nhiêu năm mong chờ của gia đình. Chị Uyên được các bác sĩ kết luận là hiếm muộn, rối loạn nội tiết, bao nhiêu thuốc cũng không giúp chị có được đứa con, thế nhưng chỉ sau 1 tháng uống thuốc của thầy, chị đã thụ thai, những kết quả kiểm tra cho thấy tình trạng sức khoẻ của chị hoàn toàn bình thường và khoẻ mạnh. Theo thầy đạt, khi các cặp vợ chồng lâu sinh con đa phần các lương y khác đều xác định do hiếm muộn, còn với thầy, thầy xác định chậm con cái là do trong người có bệnh, chữa khỏi bệnh, tình trạng cơ thể tốt lên thì sẽ sinh đẻ bình thường. Bệnh nhân Phạm Thị Hằng, 54 tuổi, trú tại Văn Quán, Hà Đông (0917.379.319). Cô bị viêm khớp dạng thấp, các ngón tay của cô co quắp lại mỗi khi thời tiết thay đổi. Thế nhưng chỉ sau những lần đốt và uống thuốc theo phương pháp của thầy Nguyễn Văn Đạt thì bệnh viêm khớp của cô đã khỏi hẳn. Bất kể thời tiết khắc nghiệt hay thay đổi đột ngột thì các ngón tay của cô cũng hoàn toàn bình thường không hề co quắp như trước. Bệnh nhân Nguyễn Xuân Thanh (sinh năm 1945, ở 41a Lê Lợi, Phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Hà Nội), vốn dĩ là một cựu chiến binh, thương binh, phụ trách khối văn hóa xã hội của phường Nguyễn Trãi. Sau cơn tai biến, ông nằm liệt tại chỗ 2 năm. Sau khi được thầy Đạt điều trị 2 tháng, đến nay ông đã đi lại, sinh hoạt bình thường, hàng ngày còn có thể giúp vợ bán hàng. Bà Nguyễn Thị Đông ở xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ bị suy tim độ 4, huyết áp cao, nhà nghèo, mặc dù đã khám và chữa bệnh ở nhiều nơi mà không khỏi. Được người thân giới thiệu, bà đã tìm đến ông và đã được chữa khỏi bệnh. Rồi ông Dũng ở ngay sát trụ sở ông làm việc, ở 106 Quang Trung, Hà Đông bị đột quỵ và bị liệt, đi chữa nhiều nơi không khỏi, ông đã đến Lương y đa khoa Nguyễn Văn Đạt chữa trị, chỉ sau 3-4 ngày ông đã đứng được, sau 10 ngày ông đã đi lại gần như bình thường. Hoặc chị Hiến ở thành phố Hồ Chí Minh bị tiểu đường cũng chữa trị nhiều nơi trong và ngoài nước không khỏi, được thầy chữa trị, nay đã khoẻ mạnh. Thiếu tướng Lê Huy Mai - bị gãy xương sườn số 6 đã tới ông chữa trị khỏi chỉ sau ít ngày,… Không chỉ khám chữa bệnh, ông còn thường xuyên tổ chức nghiên cứu, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn tại phòng khám. Hiện nay để thuận tiện cho việc đi lại của bệnh nhân, Lương y Nguyễn Văn Đạt còn mở thêm phòng khám tại quê hương ở thôn Tổ, xã Liên Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội cũng như ngay tại nhà riêng ở số nhà 32, ngõ 127, phố Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội. Sự phấn đấu không biết mệt mỏi trong nghiên cứu và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, với y đức sáng ngời luôn say mê, tìm tòi những vị thuốc, bài thuốc quý chữa bệnh cứu người, Lương y Nguyễn Văn Đạt đã trở thành chỗ dựa vững chắc trong lòng dân về một tấm gương người lương y tận tuỵ chữa bệnh giúp đời. Con người ông thật xứng đáng với câu nói: “Lương y như từ mẫu”. Hình ảnh người lính già giản dị, tận tuỵ, tâm huyết với nghề thuốc như con ong chăm chỉ mang về cho đời hương thơm mật ngọt, dẫu biết “mật ngọt” đó không ít mồ hôi, nhọc nhằn sẽ đọng lại trong tâm trí của nhiều người, để rồi mai đây khi nhắc về ông, chúng ta sẽ có thêm niềm tự hào. Với những hy sinh thầm lặng trên mặt trận “chăm sóc sức khoẻ cộng đồng”, thầy đã được các cơ quan, ban ngành tôn vinh với nhiều giải thưởng: “Thầy thuốc Đông y tiêu biểu thủ đô Hà Nội” (của Hội Đông y thành phố Hà Nội, 2013), “Thầy thuốc tiêu biểu vì sức khỏe nhân dân” (của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, 2015), “Bảng vàng chữ Tâm, chữ Tín” (Hiệp hội DNNVV Việt Nam, 2016), “Thương hiệu nổi tiếng Apec” (tổ chức tại Singapo do Thời báo Đông Nam Á tổ chức), “Thầy thuốc lương y tiêu biểu vì sức khỏe cộng đồng” (thành phố Hà Nội, năm 2015) và nhiều bằng khen, giấy khen khác,… Người ta thường nói “Chân lý cuối cùng trong cõi đời này là tình yêu”, thế nhưng để hiểu và cảm nhận thực sự ý nghĩa của điều đó thì không phải ai cũng làm được. Xuất phát từ chữ tâm, hun đúc nên chữ đức, kết hợp với tấm lòng nhân ái rồi cuộc đời mình, Cựu chiến binh – Lương y Nguyễn Văn Đạt đã làm nên biết bao điều thần kỳ, cứu chữa cho rất nhiều bệnh nhân. Thế nhưng, đối với những điều làm được, thầy vẫn chỉ khẳng định một điều: những gì nỗ lực, cố gắng, tất cả đều hướng về chân lý, đó chính là “chân lý của tình yêu thương”. Có tình yêu mới có hy vọng và tự hy vọng để tạo nên sự sống, tạo nên kỳ tích nhân sinh. Đó chính là tâm sự chân chính của Lương y Nguyễn Văn Đạt. Tâm sự ấy, tấm lòng ấy thật đáng trân trọng biết bao. Chúng tôi thầm chúc cho ông thật nhiều sức khoẻ để có thể cống hiến nhiều hơn nữa cho nền y học nước nhà. Ngọc Diệp