Tái cấu trúc nông nghiệp: Từ chiến lược sản phẩm tới vấn đề thể chế

00:00 12/10/2020

Việc xây dựng hay tái cấu trúc lại một nền nông nghiệp theo chuỗi giá trị ngành hàng nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập là một đòi hỏi cấp thiết. Tuy nhiên, để đạt được yêu cầu đặt ra, chúng ta phải bắt đầu từ việc xây dựng lại chiến lược sản phẩm cho tới vấn đề thể chế.

nong_nghiep Hai vấn đề Thứ nhất đối với vấn đề xây dựng lại chiến lược sản phẩm trên phạm vi quốc gia, từng vùng, tiểu vùng nông nghiệp sinh thái, căn cứ vào dự báo thị trường trong và ngoài nước, dựa vào lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh quốc gia, của mỗi vùng không theo đơn vị hành chính tỉnh, TP, huyện, xã. Trên cơ sở đó, xây dựng lại quy hoạch và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, từ thủy lợi, giao thông bến cảng kho bãi và các cơ sở logistic (hậu cần)… trên phạm vi cả nước và mỗi vùng tiểu vùng NN sinh thái, để phục vụ việc thực hiện chiến lược sản phẩm nói trên (không quy hoạch phát triển theo đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã như hiện nay). Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển các khu đô thị nhỏ ở các vùng và tiểu vùng nông nghiệp sinh thái để taọ ra các cơ sở dịch đầu vào – đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Thiết lập chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện chiến lược phát triển SX áp dụng KHCN cao và xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị nông thôn theo vùng quy hoạch. Thứ hai, là xây dựng một nền nông nghiệp thể chế. Áp dụng mô hình quản lý theo chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, từ trang trại đến bàn ăn hay xuất cảng đến mạn tàu, tổ chức lại nền SX NN theo hợp đồng ở mỗi vùng và tiểu vùng nông nghiệp sinh thái. Trong đó, DN cung ứng đầu vào – đầu ra cho SX NN và các trang trại SX NN hàng hóa quy mô lớn cùng với các HTX đích thực của họ là những chủ thể quan trọng nhất của chuỗi giá trị ngành hàng và mối liên hệ SX nông sản. DN phải là “nhạc trưởng” hay “hạt nhân” trong việc tổ chức lại SX theo hợp đồng quản lý chuỗi giá trị ngành hàng cùng với các trang trại và các HTX của họ theo hợp đồng, quản lý chuỗi giá trị ngành hàng cùng với các trang trại và các HTX của họ thiết lập cơ chế phân chia trách nhiệm và lợi ích giữa các chủ thể tham gia chuỗi giá trị ngành hàng. Đó chính là cơ sở kinh tế tạo ra tính bền vững của khối liên kết này.
Cần tạo khung pháp lý bảo đảm việc cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp theo chiến lược và quy hoạch phát triển.
Trang trại là một tổ chức kinh doanh nông sản tự chủ, thực hiện các khâu SX mang tính sinh học trong nền kinh tế thị trường. Do vậy, luật pháp phải thừa nhận trang trại cũng tồn tại theo các hình thức tổ chức kinh doanh theo luật DN. Nhưng do SX NN mang tính sinh học, loại hình trang trại tồn tại phổ biến – lực lượng SX nông sản hàng hóa chủ yếu, ngay cả ở những nước phát triển nhất là trang trại gia đình và trang trại cá nhân không có cấp quản lý trung gian. Quy mô kinh doanh của các trang trại này ngày càng mở rộng nhờ có cơ giới hóa , hiện đại hóa, tin học hóa, chứ không phải nhờ gia tăng sức lao động trong mỗi trang trại đến mức thiết lập cấp quản lý trung gian như các DN trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Trong chuỗi giá trị ngành hàng, HTX là chủ thể tham gia hợp tác với các DN cung ứng dịch vụ đầu vào – đầu ra cho nông nghiệp, vừa là đối thủ cạnh tranh của các DN ấy. Trong giai đoạn phát triển cao nhiều HTX sẽ trở thành “nhạc trưởng” của chuỗi giá trị ngành hàng, cạnh tranh với các DN này. Vì vậy, các DN nông lâm ngư nghiệp cần phải được đổi mới theo hướng sau: Một là, CPH các DN nhà nước này thành các Cty cổ phần chuyên thực hiện dịch vụ đầu vào – đầu ra cho SX nông, lâm ngư nghiệp của các hộ công nhận khoán và các trang trại khác trên địa bàn, thực hiện ngay việc quản lý theo chuỗi giá trị ngành hàng áp dụng công nghệ cao , thực hiện GAP trên diện tích đất nông, lâm nghiệp và chuồng trại, ao nuôi của mình. Tuyệt đối không chia nhỏ diện tích ao nuôi của các DN này để biến công nhân nông nghiệp thành nông dân SX quy mô nhỏ. Hai là, các hộ công nhân khoán của các DN này trở thành chủ thể của các trang trại dự phần hay Cty dự phần trong nông nghiệp, chuyên thực hiện các khâu SX NN mang tính sinh học, theo GAP, dưới sự chỉ đạo của DN, đồng thời có thể là cổ đông của Cty cổ phần nói trên. Như vậy, về mặt pháp lý DN là một pháp nhân kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thực hiện quản lý chuỗi giá trị ngành hàng diễn ra trên diện tích đất nông nghiệp, ao nuôi, được nhà nước giao quyền sử dụng. Nhưng trên từng thửa ruộng, vườn cây chuồng trại ao nuôi được giao khoán cho công nhân, DN có vai trò cung ứng dịch vụ đầu vào – đầu ra, buộc họ thực hiện SX GAP, còn hộ nông dân nhận khoán có toàn quyền chủ động kể cả đầu tư thêm vật tư và lao động ngoài mức khoán, để thực hiện các khâu SX mang tính sinh học trong khuôn khổ hợp đồng liên kết với DN. Do đó, họ trở thành chủ thể dự phần trong các khâu dịch vụ đầu vào- đầu ra. Mô hình này, được thực tiễn chứng minh hiệu quả cao qua các điển hình như Nông trường Sông Hậu và Cty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu hiện nay. Bốn chính sách Để tạo khung pháp lý bảo đảm việc cạnh tranh lành mạnh và thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp theo chiến lược và quy hoạch phát triển của nhà nước cần có những chính sách như: Thứ nhất, xây dựng khung pháp lý để thị trường mua bán quyền sử dụng đất diễn ra lành mạnh, tạo ra những trang trại SX nông sản hàng hóa quy mô lớn, thcoeo GAP, áp dụng công nghệ cao,cơ giới hóa, tin học hoá, làm giảm sức lao động trong NN chứ không phải chỉ làm giàu số công đầu tư cho SX tính trên một đơn vị đất nông nghiệp hay đầu gia súc, gia cầm, tạo ra nông sản có năng suất chất lượng cao đảm bảo vệ sinh ATTP. Thứ hai, Nhà nước cần đầu tư đào tạo miễn phí để tạo ra một đội ngũ “thanh nông tri điền”, những nông dân chuyên nghiệp có kiến thức và kỹ năng phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa NN, thay thế những “nông dân cha truyền con nối”, lão nông tri điền hiện nay. Thứ ba, nhà nước cần có chính sách ưu đãi về tài chính (đầu tư, tín dụng, thuế…) đối với các DN, các trang trại và các HTX tham gia chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, thực hiện SX NN theo GAP ở các vùng NN sinh thái, theo chiến lược và quy hoạch phát triển của nhà nước. Thứ tư, nhà nước cần gia tăng đầu tư cho KHCN để có một nền nông nghiệp công nghệ cao, gia tăng hàm lượng chất xám trong giá trị sản phẩm của chuỗi giá trị ngành hàng nông sản. PGS TS VŨ TRỌNG KHẢI Chuyên gia nông nghiệp Theo DĐVN