Sử truyện Đền Bia (Bài 1): Cuộc đời danh y, chẳng màng danh lợi, hết lòng chữa bệnh cứu dân

00:00 12/10/2020

Ngày nay. du khách tới viếng thăm Đền Bia- nơi thờ danh y Tuệ Tĩnh đã không còn dịp được nhìn thấy dòng chữ này trên tấm bia đá hàng trăm năm tuổi, nhưng những câu chuyện tương truyền về cuộc đời của vị thánh thuốc nam thì vẫn khắc sâu trong lòng người dân nơi đây – câu chuyện ly kỳ và đầy xúc động.

Lễ hội Đền Bia  tại làng Văn Thai huyện Cẩm Giàng- Hải Dương diễn ra từ ngày 3/5 dành hơn1.000 xuất quà thuốc nam gửi tới du khách thập phương về chính hội

Danh y Tuệ Tĩnh – vị thánh thuốc nam

Tương truyền năm1.330 tại làng Nghĩa Phú (tục gọi là làng Xưa, thuộc tổng Văn Thai, phủ Thượng Hồng) nay thuộc đất Hải Dương, sinh ra một người mang tên Nguyễn Bá Tĩnh – mà người đời sau xưng tụng là “”vị thánh thuốc nam”, đời đời ghi nhớ công ơn.

Lên 6 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, Bá Tĩnh được sư cụ chùa Hải Triều nuôi ăn học. Trong chùa trồng nhiều hoa huệ, một hôm, sư cụ ra vế đối về hoa huệ trắng trong,cao thượng. Chẳng ngờ cậu bé Bá Tĩnh lanh lợi đối lại được, sư ông tâm đắc lắm, liền đặt cho tên hiệu Huệ Tĩnh đầy nhân ái. Về sau dân gian tưởng người thầy thuốc có ngũ tướng mắt giống mắt phật (Tuệ Nhãn) tinh anh nên mới gọi là Tuệ Tĩnh (ông Tĩnh có đôi mắt giống mắt Phật)

Vốn thông minh ham học, năm 22 tuổi ông thi đỗ Thái Học, năm 45 tuổi thi đậu Hoàng Giáp. Chẳng màng phú quý danh lợi, cả hai lầnTuệ Tĩnh không ra làm quan mà ở chùa, quay về với nghề y của phận mình, tiếp tục công việc bốc thuốc chữa bệnh cứu giúp dân lành. Với phương châm “Nam dược trị Nam nhân”, Tuệ Tĩnh chủ động đi tìm nhiều cây thuốc quý về trồng tại vườn chùa, gây dựng phong trào trồng thuốc trong nhân dân, thu giữ để kịp thời chữa bệnh.

Ông sáng tạo lên những bài thuốc đơn giản mà công dụng, cứu giúp được nhiều người bệnh nghèo khổ, dập tắt những trận dịch lớn. Người dân được ông chữa bệnh không lấy tiền. Vị thiền sư này còn huấn luyện đội ngũ tăng ni trở thành thầy thuốc của nhân dân. Tìm nguồn dược liệu trồng tại vườn chùa gây dựng phong trào trồng cây thuốc, thu trữ thuốc ở gia đình để chữa bệnh kịp thời, Tuệ Tĩnh nhận định, Việt Nam có khí hậu nóng ẩm, nên bệnh thiên về thấp nhiệt, đàm hỏa và thường thì chính khí hư yếu. Do đó, phép chữa: Thanh nhiệt, trừ thấp, tả hỏa, hóa đàm, công bổ kiêm thi.

Vườn thuốc nam với đa  dạng với nhiều loại cây hiếm quý được chăm sóc và phát tâm cho người bệnh khi cần

Ông truyền bá những bài thuốc đơn giản này bằng thơ phú chữ nôm dễ hiểu. Tuệ Tĩnh là tác giả của tác phẩm Y học và Phật học gồm 11 quyển sách nói về dược tính của 580 vị thuốc nam và 3873 phương thuốc điều trị 184 loại bệnh. Sách Hồng Nghĩa giác tư y thư gồm 2 quyển nói về 13 phương gia giảm và 37 phương trị thương hàn, Thiền tông hóa hư lục (diễn nôm) …những tác phẩm của ông có ảnh hưởng trong giới y học nước nhà.

Chính Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng ảnh hưởng khá nhiều những tác phẩm của Tuệ Tĩnh. Cho đến ngày nay những tác phẩm của ông vẫn là những di sản quý báu đang được kế thừa và phát huy trong việc xây dựng nền y học dân tộc hiện đại. Tuệ Tĩnh giữ vị trí quan trọng trong lịch sử lâu đời của nền y học nước nhà.

Trong 30 năm dòng, Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa, đưa các chùa này thành y xá chữa bệnh cứu dân. Ngoài y dược phục vụ con người, ông còn khéo chăm lo cho dân chúng bằng những bài thuốc chữa bệnh cho gia súc, phục vụ sản xuất, đặt cơ sở cho ngành thú y dân tộc. Với những công đức hết lòng vì dân, người đời suy tôn Tuệ Tĩnh là “”vị thánh thuốc Nam”

Đi sứ nhà Minh, chữa bệnh Hoàng hậu, phong danh “Đại Y Thiền Sư”...

Năm giáp tý (1384) Tuệ Tĩnh được vua phái đi xứ Minh. Đến Trung Quốc ông đã có công chữa khỏi bệnh cho Tống Vương Phi Hoàng hậu của nhà Minh. Vua Minh cảm tài trước tài đức của Tuệ Tĩnh , liền phong cho danh hiệu “Đại Y Thiền Sư” và lưu ông ở Kim Lăng Trung Quốc. Được trọng dụng nhưng người con đất Việt này luôn nhớ về quê hương đất nước, biết số phần mình sống nhờ thác gửi, chẳng thể nhìn thấy quê hương lần nữa nên ông đã di ngôn để tạc vào bia mộ dòng chữ “Ai về nước Nam cho tôi về với”. Một thời gian sau ông mất ở Giang Nam. Hiện Giang Nam còn mộ chí của ông.

Hơn 200 năm sau, tiến sĩ Nguyễn Danh Nho là người cùng làng với Tuệ Tĩnh soạn khắc lại ước nguyện của người thầy thuốc tài ba khi ông đi sứ Trung Quốc đã đến viếng mộ Tuệ Tĩnh tại Giang Nam, đọc mặt sau tấm bia trên mộ thấy có ghi chữ: "Về sau có ai bên nước sang, nhớ cho hài cốt tôi về với", Nguyễn Danh Nho vô cùng xúc động trước tình cảm luôn hướng về quê hương đất nước của Tuệ Tĩnh. Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đã thuê thợ làm lại tấm bia và mang về quê hương.      

Tấm bia đá linh nghiệm được lưu thờ trong cung đền

Tương truyền: Thuyền chở bia về cánh đồng Văn Thai ở địa điểm tiếp giáp giữa làng Văn Thai và Làng Nghĩa Phú quê hương của Tuệ Tĩnh thì bị lật, bia rơi xuống và không lấy lên được. Ít lâu sau nước cạn nhân dân đã tìm thấy tấm bia. Thấy doi đất ở đây có hình con dao  cầu (con dao thái thuốc Nam) nhân dân cho rằng đây là nơi địa linh nên Thánh đã chọn để linh ứng, vì vậy đã đắp đất, dựng bia, lập đền để thờ cúng, cách ngôi đền ở quê hương Tuệ Tĩnh khoảng hơn 1km.

Sau này số phận của tấm bia  cũng như gặp nhiều long đong như chính chủ nhân của nó. Người xưa kể lại, từ khi lập nên đền Bia người dân quá tin vào vị Thánh thuốc Nam nên từ khắp nơi kéo về lấy thuốc, hái lá và xin nước ở đền Bia để uống cầu mong khỏi bệnh. Năm 1846 , một ngày có hàng ngàn người đến Đền Bia.

Vua Thiệu Trị đã hạ chiếu cấm việc cúng bái và xin thuốc ở đây vì ông cho rằng đó là việc “mê tín dị đoan”. Vị vua này đã sai người mang tấm bia cất giữ trong kho của tỉnh. Đến năm 1936, một người của làng Văn Thai làm  thủ kho đã lấy  lại tấm bia bí mật mang về đền. Từ đó khách lại đến xin thuốc và cung tiến tiền để tu sửa đền.

Tin đồn lại đến tai nhà vua .Vua bèn sai người đục hết chữ trên tấm bia.. Để cất giấu tấm bia đá này, người dân làng Văn Thai đã đặt trong tường chùa Văn Thai rồi xây kín lại. Nhờ đó mà tấm bia tồn tại được cho đến ngày hôm nay. Cho đến nay bia không còn đọc được chữ gì nữa, nhưng vẫn là “bảo vật” được đặt trang trọng trong tủ kính phía sau cùng của gian hậu cung. Tấm bia như một cột đá nhỏ, cao khoảng 80cm rộng khoảng 20cm.

Tục truyền rằng, mỗi du khách về đây, áp  tay lên tấm bia linh nghiệm này năng lượng của bạn như được truyền thêm tiếp sức cho bạn, bạn sẽ cảm thấy  khỏe mạnh hạnh phúc hưng phấn hiệu quả hơn., đó chính là lý do mà những tháng đầu năm ngàn lượt người dân về đây mỗi ngày thắp lễ vị thánh thuốc nam để nguyện cầu sức khỏe bình an.

Bài 2: Ly kì những câu chuyện có thật Tại Đền Bia

PV Vùng Duyên hải phía Bắc