“Starup Kỳ lân” và con đường của Startup Việt

00:00 12/10/2020

Startup là từ khóa "hot" nhiều năm nay khi nhắc đến kinh tế, nhưng Việt Nam vẫn chưa có dự án khởi nghiệp nào đủ sức điền tên vào danh sách anh hào khu vực.

“Starup Kỳ lân” là một thuật ngữ dùng để mô tả những công ty khởi nghiệp được định giá từ 1 tỷ USD. Hiện Đông Nam Á có 8 công ty như thế. Nhưng không một cái tên nào đến từ Việt Nam.

Năm 2019, kinh tế Đông Nam Á được dự báo sẽ gặp khó khăn do chịu dư chấn của biến động kinh tế toàn cầu. Song, vẫn còn nhiều dư địa để 10 quốc gia trong khối có thể bứt lên tạo thành khu vực có quy mô kinh tế thứ 5 toàn cầu vào năm 2020.

Đầu tiên phải kể đến là tám “Startup Kỳ lân” hiện có mặt ở khu vực, trong đó tiêu biểu như ứng dụng gọi xe Grab đã đánh bại Uber; Garena - gã khổng lồ mới nổi ở lĩnh vực Game online, dịch vụ Internet, thương mại điện tử, được định giá 3,75 tỷ USD.

Các Startup “khủng” hứa hẹn sẽ tạo ra hàng trăm ngàn việc làm khắp các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Đó là động lực đầu tiên cho tăng trưởng kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội.

Kinh tế ASEAN vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 5-7% trong nhiều năm qua, làm xuất hiện ngày một đông đảo hơn dân cư ở “phân khúc” trung lưu - đây là bộ phận khách hàng rất tiềm năng về tiêu dùng và trải nghiệm các dịch vụ mới. Từ đó cũng tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), mỗi tháng khu vực Nam Á có khoảng 1 triệu người gia nhập vào lực lượng lao động. Đến năm 2030, ASEAN và Nam Á sẽ là khu vực tập trung của hơn 25% số người trong độ tuổi lao động của thế giới.

Ở Đông Nam Á đang bùng nổ dự án hạ tầng siêu lớn, như hệ thống 24 cảng biển Sea Toll Road ở Indonesia; Trung tâm kinh tế đồ sộ Clark Freeport Zone của Philippines; Một số dự án nổi bật như sân bay Long Thành, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn của Việt Nam…

Phát triển mạng lưới giao thông vận tải cũng như cơ sở hạ tầng tốt sẽ giúp các quốc gia này thuận lợi hơn trong việc buôn bán, giao lưu, làm ăn với nhau. Đồng thời, tạo thuận lợi hơn khi giao thương với các khối kinh tế lớn.

Garena là một trong những startup điển hình

Kinh tế Đông Nam Á đang hội tụ nhiều điều kiện chủ quan cần thiết để hứa hẹn bùng nổ trong những năm tiếp theo.

Việt Nam đang bắt rất tốt nhịp độ kinh tế khu vực và thế giới, tăng trưởng kinh tế luôn ở nhóm đầu khu vực và châu lục. Nhưng, xu hướng 4.0 được tạo thành bởi các startup công nghệ, thì nước ta có dấu hiệu chậm so với khu vực.

Từng có câu chuyện rất buồn về chủ nhân của trò chơi Flappy Bird, Nguyễn Hà Đông... một ứng dụng giải trí nổi đình nổi đám nhưng sau nhiều năm người ta vẫn không thấy một doanh nghiệp nào mọc tên từ đó!

Liệu giới trẻ Việt học hỏi được gì từ các “startup Kỳ lân”? “Khát vọng” là điều tạo nên thành công của Garena - từ một doanh nghiệp chỉ 20 nhân sự năm 2011, đến nay, trở thành tập đoàn có mặt ở 45 quốc gia với 3.000 nhân viên, đạt doanh thu 270 triệu USD.

Khát vọng còn thể hiện ở chỗ, CEO Garnea - Forrest Li đặt mục tiêu trở thành doanh nghiệp được định giá 100 tỷ USD trong 10 năm tới. Startup công nghệ Việt hoàn toàn có thể học hỏi mô hình của Tencent và Alibaba như Ganera đã làm.

Ước mơ lớn và khát vọng vươn cao là điều gì đó còn rất xa xôi nơi những starup Việt, cũng đúng thôi, làm sao để ước mơ lớn khi có đến 80% startup không sống quá 2 năm!?

Cách mạng 4.0 là cụm từ có thể nghe bất cứ đâu ở nước ta, nhưng lĩnh vực công nghệ và khởi nghiệp từ công nghệ không hề đơn giản, hầu hết starup công nghệ ở Việt Nam chỉ thực hiện khâu giản đơn nhất trong chuỗi giá trị. Ví dụ, các ứng dụng giao hàng, vận chuyển

Cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng của phát hiện vấn đề và nhu cầu, của toàn dân và của các startup. Việt Nam cần một cách tiếp cận mới lạ, khác biệt và khả thi để tận dụng cơ hội từ các “starup Kỳ lân”. Việt Nam muốn đón nhận được thì phải “đi trước một bước”.

Vì vậy, nếu các starup không có tính "phát hiện nhu cầu" thì mãi mãi là người đi sau, điều đó giải thích vì sao từ khi Grab và Uber vào Việt Nam thì phương thức vận chuyển truyền thống bắt đầu sốt sắng chuyển đổi, nhưng cũng không thể vượt qua khỏi những gì doanh nghiệp ngoại mang tới.

Sự thua kém này luôn có tính dây chuyền, nó bắt nguồn từ những cuộc cách mạng công nghệ trước đây - khi chúng ta không tận dụng được bao nhiêu thành tựu. Nhưng, thực tế chứng minh, chỉ học hỏi, tiếp thu cái của người khác mà không sáng tạo, làm chủ là chưa đủ.

Trương Khắc Trà