Sơn La: Động trời vụ Cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản bị ngân hàng bức tử

00:00 12/10/2020

Đó là cơ sở chế biến tiêu thụ, nông sản (CSCB) của gia đình bà Trần Thị Lưu ở xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Cơ sở này hoạt động gần 30 năm, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho địa phương, bỗng nhiên bị phá tanh bành, sản xuất bị tê liệt chỉ vì món nợ quá hạn không lớn, nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng. Sự siết nợ, bán đấu giá tài sản thế chấp của bà Lưu bộc lộ nhiều sai phạm, thậm chí còn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, để lại hậu quả nặng nề cho gia đình bà Lưu và ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân địa phương.

Ngân hàng BIDV Sơn La xử tệ với khách hàng VIP Trong ngôi biệt thự nguy nga – một trong nhiều tài sản cố định của đình bà Lưu, không nằm trong diện thế chấp Ngân hàng – bà Lưu đưa cho chúng tôi xem thẻ  VIP của Ngân hàng BIDV Sơn La dành cho bà, cùng nhiều tài liệu liên quan đến vụ việc. Bà kể, CSCB của gia đình bà hoạt động đã gần 30 năm và đã đồng hành cùng các ngân hàng trên địa bàn, vượt qua nhiều khó khăn, trụ vững đến hôm nay. Mỗi năm, CSCB của bà Lưu tiêu thụ bình quân 30 nghìn tấn lương thực; thu hút 60 – 70 lao động địa phương; nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ; tham gia tích cực các hoạt động xã hội – tư thiện. Với Ngân hàng BIDV Sơn La, bà Lưu vay nợ từ năm 2007 và từ đó đến nay (tháng 3/2014) bà Lưu chưa bao giờ nợ quá hạn. Những năm gần đây, mỗi năm, bà nộp lãi cho BIDV Sơn La  trên 1 tỷ đồng. Bà được BIDV Sơn La cấp thẻ Khách hàng VIP 3 năm nay, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, CSCB nông sản của gia đình Lưu hoạt động chỉ đủ nộp lãi cho Ngân hàng để duy trì sản xuất, tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân địa phương.
1. Thẻ khách hàng VIP ngân hàng BIDV của bà Lưu.
Thẻ khách hàng VIP ngân hàng BIDV của bà Lưu.
 Nhận định thị trường tiêu thụ nông sản trên địa bàn dồi dào, bà Lưu dốc vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng xây dựng hệ thống nhà kho bảo quản lương thực, phương tiện chế biến v.v. Đã kiệt sức để duy trì sản xuất kinh doanh trong điều kiện khó khăn chung của đất nước; đã kiệt sức vì đầu tư xây dựng cơ sở bảo quản, chế biến lương thực, bà Lưu lại gặp rủi ro do khách trong và ngoài nước kinh doanh thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho bà nên khoản nợ đến hạn 900 triệu với Ngân hàng BIDV Sơn La (nợ gốc 8,67 tỷ đồng) chưa thể thanh toán ngay.
2. Cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản của bà Lưu đã bị đập phá, cải tạo lạio.
Cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản của bà Lưu đã bị đập phá, cải tạo lại.
Trước tình thế đó, bà Lưu đã làm đơn xin gia hạn để có đủ thời gian bán tài sản trả nợ cho Ngân hàng. Sau gần 30 năm chế biến, thu mua nông sản, gia đình bà Lưu đã tích lũy được khối tài sản cố định hàng trăm tỷ đồng. Ngoài tài sản thế chấp ở Ngân hàng, bà Lưu còn có  nhiều tài sản cố định khác, nếu bán đi thừa sức trả nợ cho Ngân hàng. Vì vậy, bà đã làm đơn xin Ngân hàng gia hạn. Địa phương đã thấu hiểu hoàn cảnh éo le của gia đình bà Lưu nên Trưởng bản Tòng Văn Thành và Chủ tịch UBND xã Lò Trung Đoàn cũng đề nghị Ngân hàng BIDV Sơn La gia hạn cho bà Lưu để bà có thời gian bán tài sản trả nợ và duy trì sản xuất.
3. Chính quyền địa phương đề nghị Ngân hàng giãn nợ cho bà Lưu
Chính quyền địa phương đề nghị Ngân hàng giãn nợ cho bà Lưu.
 Vậy mà, BIDV Sơn La đã từ chối đơn đề nghị gia hạn của bà và đặt ra những điều kiện hết sức ngặt nghèo, khiến bà Lưu không kịp trở tay. Và đây là cơ hội để BIDV Sơn La ra tay tàn độc: Niêm phong tài sản, mang ra bán đấu giá. Nghiêm trọng hơn, họ bán cả tài sản của bà Lưu không thuộc diện thế chấp; họ đập phá cả những tài sản không phải của họ. Đoàn Thanh tra liên ngành của tỉnh Sơn La đã xác định được việc đấu giá tài sản của bà Lưu có dấu hiệu vi phạm pháp luật và việc siết nợ theo kiểu “xã hội đen” của BIDV Sơn La có nhiều sai sót, nhưng chúng tôi sẽ kể sau.
4. Biệt thự gia đình bà Lưu đang ở, không thuộc diện thế chấp ngân hàng
Biệt thự gia đình bà Lưu đang ở, không thuộc diện thế chấp ngân hàng.
Ở đây, chúng tôi muốn đề cập tới đạo đức kinh doanh của BIDV Sơn La.  Như đã nêu trên, bà Lưu là Khách hàng VIB của BIDV Sơn La. Mỗi năm, BIDV Sơn La thu lợi nhuận hàng tỷ đồng từ món vay của bà Lưu. Lẽ ra, khi bà Lưu gặp khó khăn, BIDV Sơn La phải phải tiếp sức cho bà Lưu bằng nhiều hình thức mà vẫn bảo toàn nguồn vốn, để bà Lưu vượt qua khó khăn tạm thời, tiếp tục đồng hành cùng Ngân hàng để hai bên cùng có lợi. Đằng này, Ngân hàng đã nhắm mắt làm ngơ trước lợi ích của người dân, quay lưng khi khách hàng gặp khó khăn và thậm chí chuyển từ bạn thành thù. Những đòn ra tay tàn độc của BIDV Sơn La với bà Lưu không những đi ngược với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn mà còn thể hiện sự bội tín trong đạo đức kinh doanh; làm ảnh hưởng đến hình ảnh tốt đẹp của Thương hiệu BIDV – một ngân hàng lớn có uy tín hàng đầu Việt Nam, đã có công rất lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Liệu rằng, các nhà đầu tư ở Sơn La sẽ nghĩ gì khi vay tiền của một Ngân hàng đã hành xử tệ bạc với chính khách hàng đã mang lại lợi nhuận cho mình?
Những tài sản của bà Lưu không thế chấp cũng bị phá và bán.
Những tài sản của bà Lưu không thế chấp cũng bị phá và bán.
Chúng tôi đã đến đến cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản của của bà Lưu. Cổng vào khu vực sản xuất đang bị niêm phong. Nhìn vào trong, tôi lặng người khi thấy cảnh đập phá tanh bành. Cái cân điện 100 tấn bị xây bức tường trái phép chặn lên như cố tình triệt phá sản xuất. Bà Lưu ứa nước mắt: “Trước đây, khách hàng đến với chúng tôi tấp nập. Lúc cao điểm, hàng nghìn người dân địa phương thái sắn, phơi sắn nhập cho cơ sở của chúng tôi. Xe tải từ khắp nơi ùn ùn về đây thu mua nông sản. Từ khi bị niêm phong, nhìn cơ ngơi tanh bành này, khách hàng bỏ dần chúng tôi. Nếu Ngân hàng cho tôi gia hạn 2 tháng, chúng tôi thừa sức trả nợ cho Ngân hàng mà không cần bán gì. Mới đây, chúng tôi đã ký hợp đồng thu mua 10 nghìn tấn lương thực. Nhưng nhìn cảnh tan hoang này, họ xóa hợp đồng; chúng tôi thiệt hại mất khoảng 5 tỷ đồng”… Rõ ràng, cái mất của gia đình bà Lưu là mất cả cơ nghiệp, không thể tính được bằng tiền! Hoan hô địa phương không tiếp tay cho những kẻ làm trái quy định của pháp luật Là những người sâu sát với dân; biết rõ vai trò CSCBTT nông sản của bà Lưu với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; biết rõ năng lực, tư cách công dân và hoàn cảnh rủi ro của gia đình bà Lưu nên các anh lãnh đạo địa phương luôn quan tâm, ủng hộ bà Lưu để vượt qua đận khó khăn gay gắt, nhanh chóng ổn định sản xuất như đã nêu trên. Khi nhận thấy việc bán đấu giá tài sản của bà Lưu có dấu hiệu bất minh, những người có trách nhiệm ở địa phương quyết không chứng kiến cảnh bán mua, bàn giao tài sản; quyết không tiếp tay cho những người vi phạm pháp luật. Trong đó, đắc lực nhất cán bộ địa chính xã, cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mai Sơn và Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Sơn La. Họ là những người nắm rõ nguồn gốc bất động sản của bà Lưu và phát hiện dấu hiệu bất minh trong vụ bán đấu giá tài sản nên kịp thời “phanh” lại việc cấp quyền sử dụng đất cho bên “thắng thầu”. Nếu không, sự việc còn phức tạp và hậu quả gây ra đối với gia đình bà Lưu còn nặng nề hơn.
Bà Lưu tại buổi làm việc với PV.
Bà Lưu tại buổi làm việc với PV.
Khuất tất trong trong đấu giá tài sản của bà Lưu đã bị vạch trần Sau khi nhận được đơn tố cáo của bà Lưu, Đoàn Thanh tra liên ngành tỉnh Sơn La, gồm: Sở Tư Pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Sơn La đã vào cuộc, làm việc nghiêm minh, khách quan, trung thực và phát hiện ra rất nhiều sai phạm trong quá trình bán đấu giá tài sản của gia đình bà Lưu. Thứ nhất,Trung tâm Bán đấu giá tài sản không kiểm tra nguồn gốc đất bán đấu giá của gia đình bà Lưu, dẫn đến việc bán tài sản không có trong danh mục tài sản thế chấp tại Ngân hàng BIDV Sơn La. Thứ hai, Trung tâm Bán đấu giá tài sản đã vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về trình tự, thủ tục bán đấu giá: ra Thông báo bán đấu giá không đúng thời gian, không thực hiện việc niêm yết công khai tài sản bị bán đấu giá đúng pháp luật. Thứ ba, Trung tâm đã cùng với Ngân hàng BIDV Sơn La và người tham gia đấu giá cấu kết với nhau chiếm đoạt, trục lợi từ việc thông đồng, dìm giá tài sản của gia đình bà Lưu. Được biết, ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Phó giám đốc Trung tâm Bán đấu giá tài sản  - người đứng ra chỉ đạo quá trình đấu giá, trước đó đã từng có sai phạm, bị xử phạt. Báo cáo kết quả điều tra Cuộc bán đấu giá trên của Đoàn Kiểm tra theo Quyết định số 88/QĐ –STP ngày 8/12/2014 của Sở Tư pháp tỉnh Sơn La còn nêu những tồn tại, khuyết điểm của các tập thể, cá nhân liên quan. Theo chúng tôi, người liên đới chịu trách nhiệm gây ra hậu quả xấu này thuộc về Giám đốc Sở Tư pháp Sơn La. Nhưng vân đề này chúng tôi sẽ nêu sau. Theo doanhnghiepvn.vn