Quảng Nam: Cấp bách cứu biển Cửa Đại

00:00 12/10/2020

Những ngày qua, các đợt triều cường liên tiếp "tấn công" bờ biển Cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, khiến sạt lở khu vực này thêm nghiêm trọng. Trong khi chờ giải pháp đồng bộ được kỳ vọng sẽ có trong giữa năm 2017, hiện nay, địa phương vẫn tiếp tục kè bảo vệ bờ khu vực sạt lở trước nguy cơ mở thêm một cửa biển thông sông. Sạt lở khó lường
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên bờ biển Cửa Đại tiếp tục sạt lở mạnh
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên bờ biển Cửa Đại tiếp tục sạt lở mạnh
Sau vài ngày mưa lớn do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, biển Cửa Đại như bãi chiến trường. Không còn những dải cát trắng, mà thay vào đó là những bao cát, cống bê tông, cọc tre cũ mới xen lẫn nhau, cây cối ngã đổ bật gốc nằm ngổn ngang. Toàn tuyến kè mềm vừa được đầu tư xây dựng năm ngoái, đã bị sóng đánh xê dịch bao tải cát. Đặc biệt, tại đoạn cuối tuyến kè (nhà hàng Biển Gọi), do đây là vị trí thấp nhất, nên toàn bộ lượng nước sóng đánh tràn qua đỉnh kè, đã tập trung thoát ra tại vị trí này làm cho khóa kè sụt lún. Theo lời quản lý Khách sạn Palm Garden, chưa bao giờ tốc độ sạt lở bờ biển lại diễn ra nhanh đến vậy. Chỉ trong buổi tối, hàng trăm khối đất cát khu vực nhà hàng bị sóng đánh sập cuốn trôi ra biển, khiến bờ cọc tre cùng hàng chục cyâ dừa trồng trước đây bị xô ngã. Tuy vậy, quan ngại nhất là khu vực bờ biển Khách sạn Palm Garden, lần đầu tiên sóng đã đánh vào đến sát chân bờ kè, gây ra hiện tượng sụt lún cát, dù phía ngoài biển cách bờ 60m, hiện đã có kè mềm để chống tác động của sóng từ xa.
Biển Cửa Đại hoang tàn như một bãi chiến trường
Biển Cửa Đại hoang tàn như bãi chiến trường
Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biêt, từ năm 2009 đến nay, khi tình trạng sạt lở bờ biển Cửa Đại diễn ra, chính quyền địa phương bắt đầu chạy theo con nước. Các khu resort, nhà hàng ven biển, cũng đua nhau xây kè để tự cứu mình. Mạnh ai nấy xây, sạt đâu làm kè ở đó. Tuy những khu resort được cứu nhưng lại khiến tình trạng sạt lở lan dần. Sau mỗi đợt mưa bão, bờ biển Cửa Đại lại bị sóng biển xé toang và chính quyền địa phương lại huy động lực lượng, máy móc đắp kè. Đến nay, vùng sạt lở đã dài đến vài km. Ông Hùng nhẩm tính từ năm 2011 đến nay, ngân sách tỉnh, Trung ương và TP đổ vào việc xây kè chống sạt lở ở bờ biển Cửa Đại đã hơn 80 tỷ đồng. Sắp tới, TP. Hội An sẽ chi 25 tỷ đồng tiếp tục xây dựng kè mềm đối với 650 m bờ biển đang sạt lở theo nguồn vốn Trung ương vừa cấp. TP cũng dự tính xin chuyển 80 tỷ đồng đã được phê duyệt xây kè ở phía Nam Cửa Đại qua nạo vét luồng lạch để lấy cát bơm vào khu vực sạt lở.
Con sóng đánh vào tận chân đường giao thông, rặng dừa xanh mát cùng gần như bị xóa sổ
Con sóng đánh vào tận chân đường giao thông, rặng dừa xanh mát gần như xóa sổ
Tìm giải pháp căn cơ Những ngày này, thành phố Hội An đang huy động hàng trăm dân quân, bộ đội biên phòng, lực lượng thanh niên xung kích… tiến hành gia cố lại bờ biển. Ban Quản lý Dự án Đầu tư và xây dựng Hội An cũng chỉ đạo đơn vị thi công khẩn trương gia cố tại các vị trí sụt lún ở cuối tuyến kè bờ bằng túi địa kỹ thuật. Đối với đoạn bờ biển từ các nhà hàng đến khách sạn Palm Garden, các cơ quan chức năng TP. Hội An đang xúc tiến triển khai thi công phần đê bao giảm sóng ngoài biển và có phương án gia cố kè bảo vệ bờ. “Đây chỉ là giải pháp tạm thời, giải pháp tình huống. Về lâu dài cần có bờ kè cứng và mỏ hàn để tạo bãi mới có thể hạn chế sạt lở được”- ông Nguyễn Long, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão TP. Hội An, Chỉ huy công trình nói.
Đến nay đã có gần 3 ngàn khối cát đã được đổ xuống để ngăn sóng biển
Đến nay, đã có gần 3 nghìn khối cát được đổ xuống để ngăn sóng biển
PGS TS. Nguyễn Trung Việt - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ, kinh tế và Thủy lợi miền Trung cho rằng, theo kết quả nghiên cứu được tiến hành trong thời gian vừa qua, nguyên nhân gây ra tình trạng sạt lở tại Cửa Đại là do mất cân bằng lượng bùn cát từ thượng lưu sông Thu Bồn. “Giải pháp hiện nay, vẫn là kè chắn mềm, bổ sung bùn cát, vì bản chất ở đây là mất bùn cát nên cần phải bổ sung lại. Còn trong tình hình này, không nên làm gì cả để không phá vỡ tổng thể dự án AFD (dự án Cơ quan Phát triển Pháp tài trợ 300 nghìn Euro). Tuy vậy, phải bổ sung lượng bùn cát như thế nào, công nghệ gì cần phải tính toán, kỹ lưỡng. Dự kiến, đến khoảng tháng 6/2017, chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp tổng thể cuối cùng để cứu bờ biển Hội An” - ông Việt nói. Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cho biết, giải pháp cấp bách hiện tại sẽ bao gồm: tìm giải pháp xử lý bùn cát bơm vào; rút kinh nghiệm trong việc điều chỉnh thiết kế, cao trình cho phù hợp các đoạn kè còn lại cũng như bổ sung thêm một số hạng mục khác như kè bờ, chuyển chữ Y thành chữ T… “Trước mắt, hút cát bổ sung vào phần 60m của đường bờ ở khu vực đã thi công nhằm giảm áp lực sóng, đảm bảo ổn định, an toàn cho tuyến kè bờ và sớm tái tạo bãi. Dự kiến, cát lấy từ nguồn nạo vét, khơi thông luồng đường thủy Cửa Đại đang bồi lấp gây ảnh hưởng đến việc di chuyển tránh trú bão của tàu thuyền, khối lượng khoảng 70.000m3. Ngoài ra, Trung ương cũng xem xét cho điều chuyển nguồn vốn 8 tỷ đồng trong Chương trình Phòng chống thiên tai năm 2016 của tỉnh sang kè chống sạt lở” - ông Thanh đề xuất.
Các lực lượng được huy động để cố gắng giữ lại những gì còn sót lại của biển Cửa Đại
Các lực lượng được huy động để bảo vệ biển Cửa Đại
Trong lúc chờ giải pháp tổng thể hoàn thiện và công bố vào tháng 10/2017, sạt lở tại biển Cửa Đại vẫn diễn ra phức tạp và nguy cơ xóa sổ TP. Hội An đang hiển hiện.       (theo baotainguyenmoitruong.vn)