"Phù thủy ngân hàng", đại gia đầu bạc nghẹn ngào xin được "cứu vớt linh hồn"

00:00 12/10/2020

Đứng trước vành móng ngựa, cả "phù thủy ngân hàng" Trầm Bê, đại gia Trần Phương Bình hay Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm cũng phải nghẹn ngào, đôi lần rơi lệ, xin được"cứu vớt linh hồn". Trước khi xộ khám, họ đều từng nắm giữ vị trí quan trọng tại các tập đoàn, ngân hàng với khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng.

Đứng trước vành móng ngựa, cả "phù thủy ngân hàng" Trầm Bê, đại gia Trần Phương Bình hay Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm cũng phải nghẹn ngào, đôi lần rơi lệ, xin được"cứu vớt linh hồn". Trước khi xộ khám, họ đều từng nắm giữ vị trí quan trọng tại các tập đoàn, ngân hàng với khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng.

Trần Phương Bình: Kiếp sau xin làm trâu ngựa để chuộc lỗi lầm

Tài chính - Ngân hàng - 'Phù thủy ngân hàng', đại gia đầu bạc nghẹn ngào xin được 'cứu vớt linh hồn'

Bị cáo Trần Phương Bình.

Trong phiên xử chiều 13/12/2018, ông Trần Phương Bình, nguyên lãnh đạo Ngân hàng Đông Á, người bị cáo buộc gây thất thoát hơn 3.600 tỷ đồng, nghẹn ngào nói bản thân ông rất ăn năn, hối hận về hành vi phạm tội của mình.

Nguyên Tổng giám đốc ngân hàng Đông Á, vốn là một giảng viên đại học, nói ông luôn tâm huyết với sự phát triển của ngân hàng. Do việc đưa ra những quyết sách trái với quy định pháp luật dẫn đến kết cục trước vành móng ngựa, ông gửi lời xin lỗi tới các cổ đông và thuộc cấp.

“Một câu hỏi luôn dằn vặt bản thân là tại sao bản thân là một giáo viên, chỉ tập trung vào một công việc của Ngân hàng Đông Á, không đi xe sang, không chơi golf, bữa trưa cũng ăn cơm cùng anh em trong cơ quan, vậy mà vì nguyên nhân gì bị cáo lại lâm vào cảnh đứng trước HĐXX cũng như lôi kéo các bị cáo khác đứng trước tòa?”, ông Bình nghẹn giọng.

Cả phòng xử án lặng im khi ông Bình khóc, nói: "Bị cáo đã làm mất uy tín của ngân hàng, đánh mất truyền thống của gia đình. Các bị cáo là nhân viên ngân hàng Đông Á chỉ là những người làm công ăn lương, chỉ vì quá tin vào bị cáo nên họ phải rơi vào lao lý.

Bị cáo xin được cúi đầu xin lỗi 25 bị cáo, bị cáo tự nguyện kiếp sau, kiếp sau nữa xin làm thân trâu ngựa để chuộc lỗi này".

Hà Văn Thắm: “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”

Tài chính - Ngân hàng - 'Phù thủy ngân hàng', đại gia đầu bạc nghẹn ngào xin được 'cứu vớt linh hồn' (Hình 2).

Bị cáo Hà Văn Thắm

Trong khi đó, tối muộn ngày 3/5/2018, tại phiên xử đại án Oceanbank, nguyên Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm cảm ơn đại diện Viện Kiểm sát đã ghi nhận 6 tình tiết giảm nhẹ mà bị cáo trình bày tại phiên phúc thẩm.

“Đến ngày hôm nay, bị cáo đã bị tạm giam 1.289 ngày. Suốt thời gian đó, bị cáo bị tạm giam ở hai trại T16 và T17, ở nhiều phòng giam, cùng nhiều bị can, bị cáo khác nhau, tội phạm ma túy cũng có, lừa đảo cũng có. Bị cáo được coi là có học hơn, có tuổi, được những người cùng phòng giam hỏi cách ứng xử với các cơ quan công tố.

Bị cáo khuyên các anh em nên thành khẩn khai báo. Nhiều bạn bè của những anh em đó đã nghe lời, hợp tác với cơ quan điều tra. Bị cáo cũng đã thành khẩn khai báo, đại diện VKS cũng đã ghi nhận nhưng rất buồn tòa sơ thẩm lại không xem xét” - bị cáo Thắm trình bày và mong muốn được hưởng khoan hồng.

“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. Suốt 1.289 ngày qua và đến nay, trước HĐXX, bị cáo luôn thể hiện là “người chạy lại”. Xin HĐXX hãy giơ vòng tay ra cho bị cáo quay lại với gia đình, với xã hội. Bị cáo không phải đối tượng nguy hiểm mà phải cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội.” - cựu Chủ tịch Oceanbank nói lời cuối.

Nguyễn Xuân Sơn nghẹn ngào: “Xin hãy cứu một linh hồn con người tốt”

Tài chính - Ngân hàng - 'Phù thủy ngân hàng', đại gia đầu bạc nghẹn ngào xin được 'cứu vớt linh hồn' (Hình 3).

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn-nguyên Tổng Giám đốc Oceanbank 

Cũng là bị cáo trong đại án Oceanbank, tại phiên xử cuối cùng ngày 3/5/2018, nguyên Tổng Giám đốc Oceanbank Nguyễn Xuân Sơn tự nhận mình là người hiền lành, chất phác và hết lòng vì công việc chung.

Bị cáo nói lời cuối cùng tại toà: “Cuối cùng, xin HĐXX xem xét lại tội tham ô đối với bị cáo, xin hãy cứu lấy linh hồn một con người tốt cho xã hội, cho Đảng, cho dân. Xin cho bị cáo cơ hội được sống, có cơ hội tiếp tục làm những việc có ích cho xã hội, được đền bù những thiệt hại đã gây ra”.

"Bị cáo đang mắc bệnh hiểm nghèo, tai biến có thể đột tử bất kỳ lúc nào. Mong HĐXX rủ lòng thương, nếu kết án hãy cho bị cáo mức án được sống”- bị cáo Sơn trình bày.

“Phù thủy ngân hàng” Phạm Công Danh xin xem xét cho nhân viên

Tài chính - Ngân hàng - 'Phù thủy ngân hàng', đại gia đầu bạc nghẹn ngào xin được 'cứu vớt linh hồn' (Hình 4).

Phạm Công Danh nói lời cuối cùng tại tòa.

Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, Tổng giám đốc tập đoàn Thiên Thanh bị tòa tuyên tổng cộng 30 năm tù do có liên quan trong đại án tại ngân hàng Xây dựng.

Sáng 6/8/2018, khi được nói lời sau cùng, Pham Công Danh đề nghị HĐXX ghi nhận nguyên nhân, bối cảnh xảy ra vụ án. Bị cáo Danh khẳng định Hứa Thị Phấn là nguyên nhân của vụ án, gây thất thoát tiền của VNCB.

Ngoài ra, “phù thủy ngân hàng” còn đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo khác bởi họ tin tưởng ông nên đã lâm vào con đường tội lỗi. Bị cáo cũng mong HĐXX quan tâm đến một bị cáo (Nguyễn Thị Kim Vân, người bị VKS kháng nghị không cho hưởng án treo - PV) đã ly hôn, là bà mẹ đơn thân…

“Bị cáo mong HĐXX quan tâm, xem xét thêm tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo. Tôi không xin cho bản thân mà tôi xin cho tất cả những người có mặt tại đây, vì họ tin bị cáo mới rơi vào trường hợp này. Họ tin vào đề án tái cơ cấu, tin ngân hàng vượt qua được nhưng tôi đã không làm được", ông Danh nói.

Trầm Bê mong sớm được về chăm sóc gia đình

Tài chính - Ngân hàng - 'Phù thủy ngân hàng', đại gia đầu bạc nghẹn ngào xin được 'cứu vớt linh hồn' (Hình 5).

Bị cáo Trầm Bê-nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank

Cũng là bị cáo bị đưa ra xét xử trong đại án ngân hàng xây dựng, khi được nói lời sau cùng, giọng đầy vẻ thành khẩn, bị cáo Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank) xin HĐXX cân nhắc quan điểm của Viện, để ông được hưởng hình phạt nhẹ. "Tôi mong sớm được hòa nhập với xã hội. Nếu được góp một phần nhỏ nào có ích, tôi sẽ cố gắng làm", cựu phó Chủ tịch HĐQT Sacombank nói.

"Nếu tôi có sai là do hiểu biết của tôi đơn giản. Cái sai này của tôi hoàn toàn không cố ý. Tôi làm ngân hàng 38 năm không có cơ quan pháp luật nào cho là tôi làm sai. Tôi khai báo rõ ràng, chi tiết, chỉ nghĩ rằng có sự bảo lãnh bằng tiền thì cho vay. Còn bảo tôi cố ý cho vay để đến ngày hôm nay phải ngồi tòa thì không có”, bị cáo Trầm Bê tự bào chữa.

Phan Thành Mai: Mong đây là lần cuối cùng đứng ở phiên tòa

Tài chính - Ngân hàng - 'Phù thủy ngân hàng', đại gia đầu bạc nghẹn ngào xin được 'cứu vớt linh hồn' (Hình 6).

Bị cáo Phan Thành Mai - nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng

Bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng) bày tỏ: “6 năm trước đây, bị cáo là người có nhiều hoài bão, thực hiện những ước mơ, dự định của bản thân cũng như đối với rất nhiều người khác.

Bị cáo kính mong HĐXX xem xét thu hồi dòng tiền của 3 ngân hàng để khắc phục hậu quả cho vụ án và các bên liên quan. Bị cáo mong đây là lần cuối cùng đứng ở phiên tòa này”.

Các bị cáo khác tỏ ra ân hận trước hành vi phạm tội của mình và mong HĐXX xem xét giảm án để sớm được trở về chăm lo cho gia đình.

Bị cáo Mai trần tình mỗi sáng lên xe từ trại giam ra tòa, bị cáo lại nhìn thấy ông Trầm Bê và nhiều anh em khác. Ông Bê là người có nhiều giúp ích cho xã hội. Bị cáo chắc chắn bị cáo cũng như Phạm Công Danh và các đồng nghiệp không muốn nhìn thấy cảnh đó, không muốn đánh đổi nữa.

Với cá nhân bị cáo Mai, bị cáo cảm ơn cơ quan công tố, các cán bộ trại giam, các luật sư... Bị cáo mong muốn CBBank sẽ phát triển bền vững.

Đình Văn (tổng hợp)

Tags: