Phát triển nghề y hướng ra thế giới

00:00 12/10/2020

(DNHN). Nhân dân thường tôn vinh những nghề đáng trân trọng bằng từ “Thầy” như: Thầy Thuốc, Thầy cãi, Thầy giáo…Tuy nhiên, Nghề thầy thuốc là một nghề hết sức đặc biệt và đã xuất hiện, tồn tại và phát triển hàng nghìn năm theo tiến trình phát triển của loài người. Ngày thầy thuốc Việt Nam bắt nguồn từ năm 1955 đến nay đã qua 61 năm phát triển. Đây là những mốc son trong lịch sử phát triển nghề y ở nước ta giai đoạn gần đây.

 

Từ xưa, Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác đã dạy: “Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người. Không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức”. Bác Hồ từng dặn: “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y như từ mẫu, câu nói ấy rất đúng”.

Nghề y là một nghề luôn được xã hội tôn vinh và nhìn nhận với lòng yêu mến. Nghề Y hiện nay đã và vẫn luôn như vậy. Chúng ta cần phát triển từ những nền tảng đã có đó để đưa ngành y dược tiếp cận với ngành y học hiện đại và tiếp tục giữ được niềm tin yêu của nhân dân.

Hiện nay, Dân số của Việt Nam đã hơn 90 triệu nhưng số Bệnh viện vẫn thừa hưởng của hàng chục năm trước khi dân số còn 20 triệu là chưa phát triển xứng tầm. Số lượng y bác sỹ/ dân còn quá ít nên việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn lúc, còn nơi chưa được thấu đáo. Lượng người ra nước ngoài chữa bệnh ngày một tăng thể hiện niềm tin vào ngành y đang bị lung lay.

Đứng trước thực trạng này, Chúng ta không khỏi chạnh lòng khi nền y học của Việt Nam có nền tảng và bề dầy như hiện nay nhưng việc hấp thụ khoa học kỹ thuật tiên tiến còn nhiều hạn chế. Mục tiêu của các nước phát triển đều hướng tới thế giới như Hàn Quốc, Thái Lan sản xuất phim để bán ra nước ngoài. Rồi giáo dục cũng đào tạo cho nước ngoài, bệnh viện cũng hướng tới chữa bệnh thu hút từ nước ngoài…Tuy nhiên, chúng ta lại đang chảy máu tiền bạc trong lĩnh vực này cũng là một điều đáng lo ngại.

Đứng trước tình trạng quá tải Bệnh viện, cung không đủ cầu về điều kiện chữa bệnh, Viện phí ngày càng tăng cao, trình độ năng lực bác sỹ hạn chế là những nguyên nhân khiến nhiều người bỏ ra nước ngoài chữa bệnh dẫn đến thất thoát nguồn tài chính của chúng ta.

Trong khi nhiều nước hướng tới việc chữa bệnh miễn phí cho người dân thì chúng ta đi ngược lại như thu Viện phí cao hơn. Phải chăng chúng ta đang yếu kém trong khâu quản lý sao? Hơn nữa lâu nay chúng ta quên lãng việc xây dựng Bệnh viện mới, người ta thích xây chung cư hơn xây Bệnh viện là vì đâu?

Có lẽ mẫu chốt là các chính sách phát triển ngành y chưa phù hợp. Trang thiết bị y tế còn lạc hậu và trình độ y bác sỹ, hạ tầng khám chữa bệnh là một trong những nguyên nhân cốt lõi của vấn đề. Sao chúng ta không mạnh dạn cổ phần hóa các Bệnh viên nổi tiếng để lấy tiền xây dựng các bệnh viên mới tốt hơn. Tại sao chúng ta chưa phát triển hệ thống Bệnh viện tư nhân, giảm thuế và miễn thuế cho nhà đầu tư vào lĩnh vực y tế…mà cứ trực tăng Viện phí là sao?

Chúng ta không thể một mình đi một con đường và sự phát triển không thể tách ròi so với sự phát triển của ngành y học thế giới. Giáo dục, Y tế và các ngành khác nên chăng hướng tới việc đào tạo cho thế giới thay vì chỉ phục vụ trong nước. Phát triển ngành y để phục vụ nhân dân được tốt hơn. Nhân dân luôn kỳ vọng vào các nhà hoạch định để xứng đáng là từ mẫu của nhân dân.

Hoàng Thắm Công ty dịch thuật HILAP Hà Nội