Phát triển hạ tầng du lịch thông qua hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng

00:00 12/10/2020

Sáng kiến Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) được khởi xướng năm 1992, bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Các nước thành viên của tiểu vùng Mê Công mở rộng gồm Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc (với 2 tỉnh đại diện là Vân Nam và Quảng Tây). Phát triển hạ tầng du lịch thông qua hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng - Ảnh 1 Việt Nam đã tranh thủ khai thác được nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng ADB cho phát triển hạ tầng du lịch.(ảnh: Internet) Mục tiêu trong hợp tác kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), nhằm thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi chơ hợp tác phát triển cùng có lợi giữa các nước thành viên, đưa tiểu vùng Mê Công mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á. Hợp tác GMS được đánh giá là hợp tác hiệu quả nhất trong các cơ chế hợp tác tiểu vùng. Các sáng kiến và hoạt động trong chương trình GMS tập trung vào 9 lĩnh vực trong đó có phát triển du lịch tiểu vùng GMS. Cơ chế hoạt động hợp tác gồm Hội nghị cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế, Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM). Cơ quan điều phối các hoạt động hợp tác du lịch Tiểu vùng là Văn phòng Điều phối du lịch Mê Công (MTCO) có trụ sở tại Băng Cốc, Thái Lan. Hiện các nước đang thể chế hóa MTCO, dự kiến tháng 11/2016 ký Hiệp định thành lập MTCO trở thành tổ chức quốc tế, có trụ sở tại Thái Lan. Hợp tác du lịch trong GMS được triển khai thông qua 7 chương trình gồm: Xây dựng sản phẩm và marketing du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; bảo tồn và quản lý tác động xã hội tới di sản văn hóa và tự nhiên; phát triển du lịch ủng hộ người nghèo và phân phối công bằng lợi ích từ du lịch; tạo thuận lợi đi lại tới tiểu vùng và trong tiểu vùng; sự tham gia của khu vực tư nhân; Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng liên quan tới du lịch. Hiện GMS đang tiến hành đánh giá tổng kết việc thực hiện chiến lược phát triển du lịch GMS trong 10 năm qua và xây dựng Chiến lược mới, giai đoạn 2016 – 2030. Bên cạnh việc tham gia đầy đủ và tích cực triển khai các nội dung thống nhất trong hợp tác du lịch GMS, Việt Nam đã tranh thủ khai thác được nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng ADB cho phát triển hạ tầng du lịch thông qua nhiều dự án kế tiếp nhau trong nhiều năm. (theo baodansinh.vn)