Phát triển giáo dục thì không nên độc quyền sách giáo khoa

00:00 12/10/2020

Vừa qua, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Sở GDĐT TP.Hồ Chí Minh đã kiến nghị bộ giao quyền tự chủ giáo dục cho thành phố. Đặc biệt, trong đó đề xuất cho thành phố được phép xây dựng chương trình giáo dục với bộ sách giáo khoa riêng, tự đánh giá chất lượng học sinh, giao quyền tự chủ cho các trường cao đẳng (CĐ), trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) công lập tự quyết định chương trình, được nhập khẩu trực tiếp các chương trình đào tạo tiên tiến từ nước ngoài, chỉ tiêu tuyển sinh...

PV Báo Lao Động đã có buổi trao đổi với PGS-TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên giảng viên Trường Đại học Bách khoa TPHCM - về một số vấn đề được nêu ra ở trên. doanh-nhan
PV: PGS nghĩ gì về đề xuất của TPHCM - cho phép thành phố tự xây dựng khung chương trình giáo dục và bộ sách giáo khoa phù hợp thực tiễn phát triển của thành phố dựa trên khung chương trình chung của Bộ GDĐT? - PGS-TS Nguyễn Thiện Tống: Tôi nghĩ riêng về vấn đề sách giáo khoa cho học sinh nên để cho nhiều người biên soạn. Và các tỉnh, thành được quyền chủ động lựa chọn hoặc tự soạn ra bộ sách phù hợp. Ngành giáo dục nên tạo ra sự cạnh tranh về chất lượng sách giáo khoa để các tỉnh, thành có thể đánh giá sách nào hay hơn, sách nào phù hợp hơn và lựa chọn. Có sự cạnh tranh về sách giáo khoa như thế mới nâng cao được chất lượng giáo dục. Để làm được điều này, Bộ GDĐT nên có cơ chế khuyến khích các địa phương chủ động soạn bộ sách giáo khoa riêng. Hiện nay, chúng ta đang đi theo một giải pháp an toàn và cũ mòn là chọn một bộ sách giáo khoa chung cho học sinh toàn quốc. Theo tôi, không thể bắt học sinh cả nước học chung một bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo Dục như hiện nay - một bộ sách mà nếu xem qua đã phát hiện rất nhiều vấn đề. Nếu tỉnh nào có bước đột phá, chọn được sách hay hơn, giảng dạy tốt hơn thì bộ sách của tỉnh đó chắc chắn sẽ có sự lan rộng. Tôi rất mừng là TPHCM chủ động đề xuất như vậy. Rõ ràng, chương trình giáo dục cần có sự tản quyền ra, không phải độc quyền theo chương trình chung của bộ như hiện nay. Bên cạnh việc đưa ra bộ sách giáo khoa riêng, TPHCM còn đề xuất với Bộ GDĐT về việc cho phép các trường được tự đánh giá định kỳ học sinh, theo thầy, đề xuất này có tạo nên sự tích cực trong chất lượng giáo dục hay không? - Tôi nghĩ đề xuất này rất nên. TPHCM là thành phố lớn nhất của nước đứng về mặt dân số lẫn thành tựu phát triển. Thành phố có những yếu tố đóng góp cho sự thay đổi của đất nước và khi một chính sách thí điểm mang lại hiệu quả sẽ được nhân rộng. Việc đề xuất tự chủ giáo dục, được quyền đưa ra những cách đánh giá riêng như thế là rất cần thiết và rất hay, mở đường cho những tỉnh, thành khác đi theo. Khi chính sách này được áp dụng ở các thành phố lớn, bộ cũng bớt đi gánh nặng quản lý của mình. Các địa phương được tin tưởng, giao quyền sẽ có cơ hội tạo ra những sáng kiến mới trong giáo dục. Chúng ta cũng đừng nghĩ rằng, để cho các tỉnh, thành tự đánh giá như thế là không công bằng. Hiện nay, chất lượng đào tạo không đồng đều giữa các trường trong một tỉnh, thành đã tạo ra sự bất công rồi, chứ đừng nói gì giữa các tỉnh. Nhiều học sinh học ở trường này được điểm 8 nhưng chất lượng lại cao hơn học sinh trường khác được điểm 10. Công bằng hay không, chúng ta còn dựa vào kết quả đánh giá thi đồng loạt bấy lâu nay như trung học phổ thông quốc gia… Về đào tạo ĐH-CĐ, thành phố cũng đề xuất được giao quyền tự chủ 100% cho các trường CĐ, TCCN công lập tự quyết định chương trình, được nhập khẩu trực tiếp các chương trình đào tạo tiên tiến từ nước ngoài, tự quyết định mức học phí, chỉ tiêu tuyển sinh... thầy đánh giá như thế nào về đề xuất này? - Các trường đại học, cao đẳng nên tự quyết chương trình giáo dục theo một chương trình đào tạo hội nhập hơn. Do đó, “nhập khẩu giáo dục” không phải là cách làm đúng. Theo tôi, để hội nhập với quốc tế, các trường nên chủ động tham khảo chương trình của nước ngoài chứ không phải nhập khẩu. Bởi nhập khẩu giáo dục là lãng phí và không hiệu quả. Giảng viên các trường phải đủ trình độ ngoại ngữ, đọc được các tài liệu, giáo trình từ nước ngoài về rồi soạn ra chương trình cho trường mình, không phải “nhập khẩu giáo dục”. Chứ trường không nên ký hợp đồng và bê nguyên chương trình từ một trường nào đó của nước ngoài về áp dụng cho trường mình rồi mời giảng viên trường họ về dạy cho sinh viên như lâu nay. - Xin cảm ơn PGS. Theo Phạm/Laodong.com.vn