Những bức ảnh chụp toàn cảnh Trái Đất chi tiết nhất từ trước tới nay

00:00 12/10/2020

 

Đây là những bức hình chụp Trái Đất chi tiết nhất từ trước đến nay. Và cứ 15 phút, hình ảnh nàyày lại được cập nhật một bản mới.

Bức hình dưới đây được chụp vào lúc 1h07 ngày 5/1, có độ phân giải cao gấp 4 lần bức ảnh độ phân giải cao nhất trước đây. Những hình ảnh này được chụp từ vệ tinh dự báo thời tiết có tên là GOES-16. Đây là vệ tinh địa tĩnh vừa mới phóng lên của Cơ quan Khí quyển và Vệ tinh quốc gia Mỹ (NOAA). Louis Uccellini, Giám đốc của Trung tâm thời tiết NOAA, nói trong một thông cáo báo chí rằng: Bức ảnh "không đơn thuần là một cảnh tượng đẹp, nó có ý nghĩa hơn. Nó là tương lai của ngành theo dõi và dự báo thời tiết".

anh-chup-trai-dat

Hình ảnh chi tiết nhất về Trái đất từng được công bố. (Ảnh: NOAA/NASA).

GOES-16 được phóng lên vào ngày 19/10/2016, bay cách mặt đất khoảng 35.900 kilomet, vị trí này gọi là quỹ đạo địa tĩnh. Quỹ đạo này cho phép vệ tinh đứng yên so với một điểm trên mặt đất và theo dõi các biến động trong không khí, mặt đất, và đại dương theo thời gian - NOAA cho biết. Cuối năm nay, GOES-16 sẽ kết thúc quá trình chạy thử và sẽ thay thế cho GOES-15 (còn được gọi là GOES phía Tây) hoặc GOES-13 (GOES phía Đông), 2 vệ tinh thời tiết được phóng lên lần lượt vào năm 2006 và 2010. GOES-15 đã có hơn mười năm tuổi. Còn GOES-13 bị một thiên thạch nhỏ va vào hồi tháng 5/2013, khiến nó bị ngừng hoạt động một thời gian. Theo NOAA, GOES-16 chụp được hình ảnh với bước sóng ánh sáng dài hơn, có độ phân giải gấp bốn lần, và gửi về Trái đất với tần suất cao gấp năm lần các vệ tinh khác. Nghĩa là chúng ta sẽ nhận được hình toàn cảnh Bán cầu Tây được cập nhật cứ mỗi mười lăm phút, theo dõi được hiện tượng thời tiết (ví dụ một cơn bão) cứ mỗi 30 giây một lần. Uccellini cũng nói rằng những bức hình chi tiết hơn, nhanh hơn và mới hơn này "sẽ cung cấp một cái nhìn cụ thể và kịp thời về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Nó cũng cho biết những đặc tính mà các công cụ trước đây thường bỏ qua. Bên cạnh đó, những bức ảnh được cập nhật một cách nhanh chóng này sẽ cho phép chúng ta quan sát và dự đoán sự tiến triển của các hiện tượng thời tiết chính xác hơn". "Những chuyên gia dự báo có thể cho ra những cảnh báo và thông tin chính xác, kịp thời và đáng tin cậy. Đồng thời họ cũng có thể cung cấp thông tin chính xác về các tình huống khẩn cấp và những quyết định khác", Uccellini cho biết thêm. NOAA có kế hoạch phóng lên một vệ tinh tương tự, được gọi là GOES-S hoặc GOES-17, vào mùa xuân năm 2018 để thay thế những vệ tinh cũ hơn khác. Dưới đây là một vài phần trong bức hình toàn cảnh:

anh-chup-trai-dat-1

Đây là Bắc Mỹ với mưa, tuyết chuyển động quanh nước Mỹ. (Ảnh: NOAA/NASA). anh-chup-trai-dat-2

Dữ liệu ảnh chưa qua xử lý từ vệ tinh GOES-16. (Ảnh: NOAA/NASA).

Vệ tinh có hai kênh chụp ánh sáng khả kiến (được ghép lại để tạo thành những bức ảnh bạn thấy trong bài viết này), và bốn kênh chụp hồng ngoại (ánh sáng không nhìn thấy được nhưng có thể cảm nhận bằng nhiệt độ). Vệ tinh có thêm mười kênh hồng ngoại khác để có thể lọc ra được "sự khác nhau trong không khí như mây, hơi nước, khói, đá, tro núi lửa", NOAA cho biết.

anh-chup-trai-dat-3

GOES-16 sử dụng mặt trăng để hiệu chỉnh hình ảnh. (Ảnh: NOAA/NASA).

anh-chup-trai-dat-4

Florida, Caribbean và một phần của trung Mỹ. (Ảnh: NOAA/NASA).

anh-chup-trai-dat-5

Phía Bắc nước Mỹ. (Ảnh: NOAA/NASA). anh-chup-trai-dat-6

Phía Tây Bắc nước Mỹ. (Ảnh: NOAA/NASA). anh-chup-trai-dat-7

Yucatan Peninsula của Trung Mỹ. (Ảnh: NOAA/NASA). anh-chup-trai-dat-8

Bụi từ sa mạc Sahara (bên phải) thổi vào Đại Tây Dương. (Ảnh: NOAA/NASA). anh-chup-trai-dat-9

Hình ảnh ở Nam Mỹ, đặc biệt là Argentina. Một cơn bão đổ bộ vào phía Đông Bắc.

  Theo khám phá