Những bệnh mạn tính dễ gặp do lối sống thiếu hợp lý

00:00 12/10/2020

Việt Nam có 5 triệu người bị đái tháo đường, nhiều người mắc bệnh tim mạch, 115.000 người chết mỗi năm vì ung thư.

Những bệnh mạn tính dễ gặp do lối sống thiếu hợp lý - Ảnh 1Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường vận động, giảm căng thẳng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mãn tính vì lối sống. Ảnh: yogajournal. 

Thông tin từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý làm gia tăng các bệnh mạn tính không lây. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam, năm 2017, cả nước có trên 541.000 trường hợp tử vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó tử vong do các bệnh mạn tính chiếm tới 76% (411.600 ca), đứng đầu là tim mạch, đái tháo đường, ung thư.

Bệnh tim mạch

Giáo sư Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam cho biết hơn 25% người từ 25 tuổi trở lên bị tăng huyết áp, tức cứ 4 người lớn trưởng thành thì có một người mắc bệnh. Một nửa số bệnh nhân không biết mình mắc bệnh, chỉ khoảng 30% được điều trị.

Bệnh ngày càng được trẻ hóa, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Nguyễn Vinh, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam liệt kê trước đây nhồi máu cơ tim chỉ xuất hiện ở người 60-70 tuổi, ngày nay có bệnh nhân 30-40 tuổi. Thậm chí, có người 20 tuổi cũng bị nhồi máu cơ tim cấp.

Số liệu của WHO, mỗi năm có 17,5 triệu người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong. Con số này gấp 20 lần nguyên nhân tử vong do ung thư và 10 lần do tai nạn giao thông.

Ngoài các nguyên nhân không thể thay đổi như tuổi cao, di truyền, chủng tộc thì hầu hết yếu tố gây bệnh đến từ chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt: ăn uống, thuốc lá, rượu bia... Rượu bia tham gia vào quá trình chuyển hóa, làm tăng sự lắng đọng của các chất. Dùng nhiều thức ăn nhanh, lười vận động cũng khiến người trẻ tuổi dễ mắc bệnh tim mạch.

Ung thư

Tại Việt Nam, số ca ung thư mới tăng nhanh từ 68.000 người năm 2000 lên 126.000 vào năm 2010. Dự báo con số này sẽ tăng lên khoảng 200.000 ca vào năm 2020. Hàng năm nước ta có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tức khoảng 315 ca tử vong mỗi ngày. WHO cũng cho biết Việt Nam đứng 78 trong số 172 quốc gia, vùng lãnh thổ có tỷ lệ tử vong vì ung thư cao (110/100.000 người).

Phó giáo sư Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội) cho biết, tỷ lệ người dân có hiểu biết cơ bản đúng về bệnh ung thư còn rất thấp. Hơn 67% số người được hỏi cho rằng ung thư là bệnh nan y nên phát hiện sớm hay muộn cũng thế thôi. Gần 36% cho rằng bị ung thư nếu đụng dao kéo vào sẽ di căn sớm và chóng chết.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phần lớn ung thư đều có thể chữa khỏi khi phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Hiện tỷ lệ chữa khỏi ung thư (sống trên 5 năm) ở nam 33%, nữ khoảng 40%, trong khi nhiều nước phát triển tỷ lệ này lên tới 70-80%.

Theo WHO, khoảng 1/3 số bệnh ung thư có thể dự phòng. 1/3 ung thư chữa khỏi nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. 1/3 số ung thư còn lại người bệnh kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống nếu được chăm sóc và điều trị tích cực.

Đái tháo đường

Theo Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, năm 2017 toàn cầu có khoảng 425 triệu người bệnh đái tháo đường. Ước tính đến năm 2045, con số này sẽ là 629 triệu. Đái tháo đường là bệnh mạn tính, không lây, thường diễn tiến âm thầm và dễ dẫn đến các biến chứng về bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận... So với người bình thường, người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn 2-4 lần và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Tại Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Lân Việt cho biết gần 6% người trưởng thành mắc đái tháo đường, tương đương khoảng 5 triệu người. Số người bệnh tăng nhanh gần gấp đôi trong vòng 10 năm qua, biến chứng ngày càng nặng nề, phức tạp. Đái tháo đường là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong ở Việt Nam.

Đái tháo đường có 2 dạng: type 1 (tuýp 1) (10% tổng số người bệnh) - thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ; type 2 (tuýp 2) (90-95% tổng số người bệnh) - cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường làm tăng nguy cơ tim mạch, tổn thương các cơ quan mắt, thận, thần kinh... và các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số yếu tố gây bệnh được kể đến như di truyền, lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì... Một yếu tố khác là con người hiện đại đang mất đi thời gian nghỉ ngơi và ít vận động. Bên cạnh đó, những căng thẳng trong cuộc sống, bức xúc trong công việc, gia đình cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hà, chuyên gia tư vấn dinh dưỡng với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ người bệnh đái tháo đường cho biết, thuốc không phải là phương pháp chữa đái tháo đường, chỉ kiểm soát mức đường huyết. Phương pháp tối ưu dành cho các bệnh nhân là thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập thể dục, theo dõi đường huyết thường xuyên.

Trong các phương pháp kể trên, việc thay đổi chế độ dinh dưỡng là ưu tiên hàng đầu. "Tuy vậy hiện nay, việc thay đổi chế độ ăn uống để kiểm soát đái tháo đường vẫn chưa được thực hiện tốt vì bác sĩ không có nhiều thời gian để theo dõi sát sao, hướng dẫn chi tiết cho từng bệnh nhân. Về phía bệnh nhân thì không có môi trường, động lực để thực hiện", Thạc sĩ Hồng Hà nhấn mạnh.

Nhằm giúp xây dựng lối sống khỏe mạnh và hướng dẫn thực đơn hợp lý, phòng ngừa, giảm thiểu dấu hiệu cũng như biến chứng đái tháo đường, Thạc sĩ Hồng Hà chia sẻ mọi người nên thực hành phương pháp thực dưỡng Bimemo.

Phương pháp này được Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury (Ấn Độ) xây dựng dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học, công trình đoạt giải Nobel về lối sống, dinh dưỡng và bệnh tật. Trong đó, các nguyên tắc chính có thể kể đến là ưu tiên thực phẩm giàu tính kiềm, oxy tươi và enzyme hỗ trợ tiêu hóa, đảm bảo đủ dinh dưỡng và năng lượng cho người đái tháo đường mà không cần kiêng khem quá mức. Mục đích chính nhằm phục hồi sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, tối ưu hóa cơ chế tự chữa lành của cơ thể.

Tại Việt Nam, phương pháp này được Thạc sĩ Hồng Hà giảng dạy online qua kênh Ewiki. Khóa học "Kiểm soát tiểu đường bằng phương pháp Bimemo" được phát triển dựa trên những thành công mà phương pháp khoa học Bimemo có được trong 5 năm ứng dụng thực tiễn. Sau khi tham gia, mỗi học viên sẽ có thêm nhiều thông tin về bệnh tiểu đường, nguyên nhân thật sự dẫn đến biến chứng, từ đó thoát khỏi lệ thuộc vào Insulin và các thuốc điều trị khác.

Khóa học "Kiểm soát tiểu đường bằng phương pháp Bimemo" chú trọng hướng dẫn học viên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp luyện tập tinh thần và duy trì lối sống lành mạnh lâu dài. Để tham gia khóa học, truy cập tại đây

Hoài Nhơn