Hành trình đi tìm Ngày khai sinh ra Ngành Than Việt Nam

00:00 12/10/2020

Trên thế giới, than được khai thác vào đầu thế kỷ 18 tại thuộc địa châu Mỹ và khoảng năm 1730 đã trở thành một ngành kinh doanh tại bang Virginia, Hoa Kỳ. Mỏ than lâu đời nhất tại Anh là mỏ Tower Colliery ở thung lũng xứ Wales, bắt đầu khai thác từ năm 1805.

khoi-cong Lễ động thổ dây dựng Khu Di tích địa điểm khai thác than tại Yên Lãng Đông Triều, Quảng Ninh năm 2009 Đã nhiều năm trôi qua, tâm nguyện của bao thế hệ thợ mỏ là đi tìm Ngày khai sinh ra Ngành Than Việt Nam, tìm ra ông Tổ nghề nghiệp, để hiểu được truyền thống lịch sử của chính mình. Không như nhiều ngành nghề khác thường lấy ngày Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà quyết định thành lập Bộ chủ quản làm ngày lịch sử ra đời hoặc lấy ngày Bác Hồ đến thăm đơn vị lần đầu tiên làm ngày Truyền thống. tro-cuhyen Tác giả trò chuyện với ông Vĩnh Cao người phục dựng bức Chỉ Dị của Vua Minh Mạng cho phép khai thác than tại Yên Lãng, Đông Triều Năm 1840 Từ 1945 đến nay, Ngành than đã nhiều lần thay đổi tổ chức, chịu sự quản lý của nhiều Bộ khác nhau trước khi trở thành một Tổng công ty rồi một Tập đoàn kinh tế độc lập. Thêm vào đó, việc khai thác than đã diễn ra từ trước khi có cuộc Cách mạng tháng 8, thậm chí từ trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Ngay sau khi thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam (10/10/1994), vào tháng 12/1994, Tổng giám đốc Đoàn Văn Kiển đã giao cho Chánh văn phòng Phạm Trung Hưng nhiệm vụ sưu tầm mốc thời gian có ý nghĩa lịch sử quan trọng này. Tổng Công ty đã gửi công văn đi Bảo tàng lịch sử, Bảo tàng Huế đề nghị giúp đỡ nhưng đều không có kết quả. Tại cuộc Hội thảo “Bác Hồ với công nhân mỏ - Công nhân mỏ với Bác Hồ” ngày 15/5/2002 tổ chức tại thành phố Hạ Long, ông Đoàn Văn Kiển đã đưa ra ý kiến về sự cần thiết phải tìm xem thời gian thực hiện việc khai thác than ở Việt Nam có từ bao giờ để sau này làm căn cứ kỷ niệm ngày than Việt Nam ra đời. Sau đó, ngày 17/5/2002, ông Hoàng Tuấn Dương, Trưởng ban Tuyên giáo Đảng uỷ than Quảng Ninh, đã gửi một bản báo cáo cho Tổng Giám đốc Đoàn Văn Kiển, trong đó ông đưa ra một số mốc thời gian theo sử sách đã ghi như sau:
  1. Năm 1820 thời Minh Mệnh khai thác than đá ở Đông Triều.
  2. Năm 1881 Pháp bắt đầu thăm dò than đá ở Hòn Gai - Cẩm Phả.
  3. Năm 1883 Pháp đánh chiếm vùng Hòn Gai - Cẩm Phả và thực hiện viÖc khai thác than ở Việt Nam.
  4. Pháp thành lập công ty Than Bắc Kỳ của Pháp (SFCT) ngày 4/4/1888.
Đầu tháng 6/2004, trong khi trao đổi công việc đầu giờ buổi sáng với văn phòng, ông Đoàn Văn Kiển đã nhắc lại chủ trương trên của lãnh đạo Tổng công ty với ông Phạm Trung Hưng – Ch¸nh V¨n phßng và tôi lµ Ph¹m Ngäc B¶o, khi ®ã lµ Phã tr­ëng phßng Quan hÖ C«ng chóng vµ B¸o chÝ. Sau khi ®­îc giao nhiệm vụ, tôi suy tính sẽ khai thác sử liệu này ở đâu, cơ quan nào có đủ thẩm quyền để xác định vấn đề này. Và người đầu tiên tôi nghĩ đến là ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, tôi đã soạn thảo công văn và liên hệ xin gặp ông tại nhà riêng ở đường Lê Văn Hưu, Hà Nội và trình bày chủ trương của lãnh đạo Tổng công ty cũng như tâm nguyện của những người thợ mỏ trong việc kiếm tìm thời gian khai thác than đầu tiên ở Việt Nam. Ngày 26/7/2004, Tổng Công ty nhận được thư trả lời của ông Dương Trung Quốc, trong đó ông nêu ra hai tiêu chí trong việc xác định ngày khai thác than đầu tiên ở Việt Nam là “càng xưa càng tốt (bề dày truyền thống) và mang yếu tố dân tộc (bản địa)”. Do đó ông đồng ý với việc chọn ngày vua Minh Mệnh cấp phép khai thác than là “một cái mốc có ý nghĩa”. Sự kiện có tính chất đột phá là vào ngày 31/12/2005 ông Đoàn Văn Kiển cùng vợ là bà Nguyễn Thị Kim Loan vào Huế  nghỉ Tết dương lịch, hai ông bà Kiển, Loan cùng một số bạn bè (Các anh Vĩnh Như, Minh, Sơn) đã đến Lăng Vua Minh Mạng để thắp hương cho Đức Vua - Người (Theo ông Kiển) đã khai sinh ra Ngành Than Việt Nam. Tại đây, ông Kiển đã hỏi người quản lý về một cái cổng đã đổ nát (Phải chống đỡ bằng các cột gỗ, tre) có tên là gì, người ấy bảo đó là Hiển Đức Môn. Ông Kiển rút điện thoại gọi cho Kiến trúc sư Phùng Phu – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế với 2 nội dung: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) xin nhận tài trợ trùng tu Hiển Đức Môn và đề nghị Trung Tâm giúp đỡ tìm chính xác thời gian đức Vua Minh Mạng ban Dụ cho phép khai thác than. Đầu năm 2006 ông Đoàn Văn Kiển cùng lãnh đạo các Tập đoàn Vinashin, Dầu khí Việt Nam làm việc với Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế - Ông Hồ Xuân Mãn, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ và ông Nguyễn Xuân Lý, Chủ tịch UBND tỉnh về đầu tư phát triển Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. Tại đó ông Kiển đã nói lại việc đã đề xuất với ông Phùng Phu và đề nghị Lãnh đạo tỉnh giúp đỡ. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế coi đó là việc rất quan trọng và hứa sẽ sím chỉ đạo thực hiện. Ông Kiển đã giao cho tôi và Chánh VP Phạm Trung Hưng làm việc với Trung tâm Bảo tông Di tích Cố đô Huế để thực hiện hai nhiệm vụ trên. Để có thêm xác minh của các cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo tính pháp lý, tôi soạn tiếp hai công văn có nội dung tương tự gửi tới Viện Sử học và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đề nghị giúp đỡ Tập đoàn xác định sự kiện lịch sử này. Ngày 30/6/2006, tôi trực tiếp đến Viện Sử học nhận công văn trả lời của PGS, Tiến sỹ Nguyễn Văn Nhật, Viện trưởng Viện Sử học và sau đó, ngày 22/8/2006 là công văn của Kiến trúc sư Phùng Phu, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cùng xác định nội dung Chỉ dụ của vua Minh Mạng được ghi trong Đại Nam Thực lục của Quốc sử triều Nguyễn (T.5, s®d tr.623). Chỉ dụ viết như sau: Tháng này Tổng đốc Hải Yên là Tôn Thất Bật tâu xin thuê dân công đào mỏ lấy than ở núi An Lãnh xã Đông Triều thuộc hạt đó. Trước đây Bộ (Hộ) đã tư cho hạt đó đào lấy mười vạn cân than đúng kỳ chở về Kinh đô giao nạp. Trẫm nghĩ nhân dân hạt đó vừa mới lại được hơi an ổn, sao nỡ đem việc không gấp gáp mà làm họ vất vả. Bọn Bật lại tâu hạt đó sau biến cố vụ mùa vừa mất thu hoạch kém, đời sống rất khó khăn, dân đều tình nguyện làm thuê để lấy tiền nuôi thân. Nay nghĩ dân trong hạt phần lớn nghèo hèn, đáng thương xót chu cấp. Lệnh chuẩn theo lời cầu xin. Các ngươi nên thận trọng chớ sơ suất để an uý lòng Trẫm muốn ra ân cho dân. Khâm thử.            Minh Mệnh năm thứ 20 ngày mồng 6 tháng 12                      (Tức ngày 10 tháng 1 năm 1840) Sau khi nhận được công văn phúc đáp của Viện Sử học và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, thấy cũng phù hợp với ý kiến trước đó của ông Dương Trung Quốc - Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, tôi đã tổng hợp ý kiến trả lời của các cơ quan chức năng và trực tiếp báo cáo kết quả này với Tổng giám đốc Đoàn Văn Kiển. Vấn đề còn lại là Chỉ dụ của vua Minh Mạng. Đây là văn bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị và xã hội đối với ngành Than – Khoáng sản Việt Nam. Nó là cơ sở để xác định chính thức mốc ra đời ngành khai thác than và vua Minh Mạng, vị vua thứ hai của Triều Nguyễn, người ra chỉ dụ, được các thế hệ thợ mỏ tôn thờ là “cụ Tổ” có công khai sáng ngành công nghiệp than Việt Nam. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, đầu năm 2007 tôi vào Huế với mong mỏi tìm ra bản gốc của chỉ dụ này. Sau đó tôi được gặp anh Phan Thanh Hải, khi đú là Trưởng phũng nghiên cứu (Nay là Giám đốc Trung tâm) giới thiệu và nhờ ông Vĩnh Cao là chuyên gia tư vấn của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, một thành viên thuộc Đệ Nhị chánh hệ thuộc Nguyễn Phước tộc Huế (Hoàng tộc Triều Nguyễn), ông là chuyên gia nghiên cứu về lịch sử văn hoá Huế và cũng là một chuyên gia về việc nghiên cứu phục dựng nội dung các văn bản cổ. Với nguyên vật liệu tương tự, vào tháng 8 năm đó, chỉ dụ của vua Minh Mạng đã được phục chế thành công. Chỉ dụ được viết bằng mực đỏ trên tấm lụa vàng kích thước 115x55 cm, mặt lụa dệt rồng, mây cùng hoa văn chữ thọ, hoa sen, xung quanh có các dải hoa chanh cách điệu. Ngày 8/8/2007 Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung Tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã long trọng tổ chức Lễ trao tặng Tài trợ Quĩ bảo tồn Di sản Văn hóa Huế của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Ông Đoàn Văn Kiển – Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TKV, người trực tiếp chỉ đạo việc đi tìm Chỉ Dụ và ông Bùi Văn Khích – Phó Tổng giám đốc đã thay mặt Lãnh đạo Tập đoàn trao số tiền 3,2 tỷ đồng do công nhân mỏ đóng góp cho Dự án bảo tồn và trùng tu Hiển Đức Môn - Lăng Minh Mạng. Nhân dịp này, ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh ủy thay mặt lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao tặng bản phục chế Chỉ dụ của vua Minh Mạng cho phép khai thác than tại Khu núi Yên Lãng, Đông Triều theo đề nghị của Tổng đốc Hải Yên Tôn Thất Bật. Sau khi đã xác minh chính xác thời gian ra đời Ngành khai thác Than Việt Nam, Tổng giám đốc đã chỉ đạo Công ty Địa chất mỏ TKV ; Xí nghiệp Địa chất Trắc địa Đông Triều phèi hîp víi chính quyền địa phương sở tại, cùng các cụ cao tuổi xã Yên Thọ tổ chức 3 cuộc hội thảo và cuối cùng đã xác định: Dưới chân núi Yên Lãng có ngôi miếu Mỏ (Thờ thần linh và những người làm than bị chết), đồng thời cách khu vực Miếu Mỏ khoảng 200 mét, còn dấu tích của ngôi đền thờ Bà Chúa Kẽm (Thời Vua Tự Đức đã lấy quặng kẽm và than ở núi Yên Lãng để đúc tiền, đúc vũ khí). Từ cơ sở đã xác minh trên, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã giao cho Công ty Địa chất Mỏ phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh lập hồ sơ đề nghị và đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh công nhận “Địa điểm khai thác than đầu tiên của Việt Nam thuộc xã Yên Thọ, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” là Di tích cấp tỉnh theo Quyết định số 3171/QĐ-UBND, ngày 01/10/2008. Như vậy sau 12 năm tìm kiếm với sự giúp đỡ của Tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung Tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Viện Sử học Việt Nam và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã xác minh được ngày khai sinh ra Ngành Than Việt Nam là ngày 10/1/1840. Ngày 10/1/2009, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh “Địa điểm khai thác than đầu tiên của Việt Nam” tại Xí nghiệp Địa chất Trắc địa Đông Triều, Công ty Địa chất mỏ. Di tích này đã được Hội đồng Quản trị TKV Quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng Bảo tồn, tôn tạo Khu Di tích với tổng diện tích qui hoạch trên 50 ha bao gồm 44 hạng mục công trình, được chia làm 3 giai đoạn thi công. Dự kiến dến năm 2020 sẽ hoàn thành toàn bộ dự án. Ngày 28/9/2009 TKV đã khởi công xây dựng một số hạng mục công trình giai đoạn 1. Tháp Thạch Trụ Yểm sơn và Đài Lệnh Đế Chỉ Dụ của vua Minh Mạng đã được hoàn thành vào đúng dịp kỷ niệm 170 năm ngày khai sinh ra Ngành Than Việt Nam (10/1/1840 – 10/1/2010). Di tích lịch sử này có ý nghĩa trọng đại không chỉ đối với Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, víi nhân dân địa phương, tỉnh Quảng Ninh, mà còn có ý nghĩa đối với quốc gia, dân tộc. Đây sẽ là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng cho các thế hệ công nhân mỏ, cho nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung.

Bài và ảnh:  NGỌC BẢO

(Nguyên P.Trưởng Ban TT& Thi đua VHTT – TKV)