Nhà tâm linh Phạm Thị Sâm giúp người- giúp đời thế là đủ niềm vui

00:00 12/10/2020

DNHN: Nhà tâm linh Phạm Thị Sâm sinh ra và lớn lên ở thôn Sơn Trạch, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Tuổi ấu thơ của bà gắn liền với truyền thống gia đình cũng như những giá trị văn hóa của quê hương. Phải chăng cũng là một cơ duyên, vào năm 9 tuổi bà đi tu theo con đường phật pháp và đến năm 37 tuổi nhận sóng tâm linh từ thiên và xưng danh Mẫu Hoàng Thiên Phạm Thị Sâm.

nha-tam-linh-pham-thi-sam

Nhà Tâm Linh Phạm Thị Sâm

Trong quá trình tu tập, thực hành đạo và hành đạo, nhà tâm linh Phạm Thị Sâm luôn trăn trở với nghề, bà cho rằng tín ngưỡng thờ Mẫu từng bị kỳ thị và được xem là một hình thức mê tín dị đoan. Cũng bởi vì, có không ít người hành đạo nhưng không hiểu đạo, không hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu hoặc cố tình “lợi dụng” thánh để trục lợi cá nhân do vậy thực hành nghi lễ sai, làm sai lệch giá trị của đạo Mẫu. Chính vì thế trong quá trình tu đạo và cứu giúp đời, nhà tâm linh Phạm Thị Sâm luôn tâm niệm học đạo người nguyện tu trong trắng tháng tháng - năm năm đặng chung lòng nén hương trầm: xin lệnh đại long ơn nguồn cội ứng lòng tâm huyết cõi trần gian đã mấy ai biết. Duyên mỗi người mỗi việc dựng xây xứng đạo người xin lệnh Mẫu khơi tu đắc đạo: giúp đời nên nghĩa tập tu gia gửi tới muôn nhà. Luật chuyển đổi món quà vô giá cùng nguyện tu: xây nền văn hóa tôn đạo nhà, ích nước - lợi dân. Tu tại gia: Ân-Hiếu-Nghĩa-Nhân, ơn tổ quốc: Thần linh gia tộc dạy con cháu: hướng lộc từ Đường Đạo làm người, ai cũng sáng gương thiên kỷ mới: mở đường chính đạo. Tính đến thời điểm này, nhà tâm linh Phạm Thị Sâm đã có gần 20 năm theo đạo Mẫu và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, cũng vinh dự nhận được một số giải thưởng cao quý. Đặc biệt, bao nhiêu năm bôn ba đi khắp các tỉnh thành cứu độ chúng sinh, làm việc xuất phát từ cái tâm trong sáng mà không hề sân si với bụi trần. Giúp được người, giúp được đời đối với bà như thế là đủ niềm vui rồi. Mai Hương