Người lớn ơi, chúng con vui mà!

00:00 12/10/2020

Những đứa trẻ ấy vui niềm vui được hát trên sân khấu, buồn nỗi buồn vì từ nay sẽ chia xa bạn bè sau nhiều tuần cùng sống trong ngôi nhà chung. Không chút suy tính, chưa bao giờ phân định.

Vietnam Idol Kids mùa đầu tiên đã khép lại nhưng còn đó những xôn xao, tranh cãi quanh chiến thắng của Hồ Văn Cường. Rằng, Cường không xứng đáng do chỉ có “một màu”, Bảo Trân mới đáng là “thần tượng nhí”, Jayden mới thật sự tài ba, kết quả bất công với Gia Khiêm… Những người lớn ấy mải mê “đi tìm công lý” với những hằn học, bực dọc ném vào nhau mà không để ý rằng những đứa trẻ được nhắc đến kia chưa bao giờ nhìn nhau mà dứt nụ cười trên môi, chẳng chút gợn nào về hai chữ “thua cuộc” hay “chiến thắng”.

Đêm chung kết, ngay sau phần cùng mọi người chia vui kết quả của Hồ Văn Cường - người nhận được gần 200.000 tin nhắn bình chọn, những thí sinh nhí ùa vào hậu trường để “nạp năng lượng” với một bữa tiệc nhỏ được Ban tổ chức chuẩn bị sẵn. Ở đó, đối lập với hình ảnh những đứa trẻ bá vai nhau cười hớn hở và cùng đi chọn thức ăn là hình ảnh một số người lớn (là người nhà) im lặng đến khó hiểu.

Khi Bảo Trân - ứng cử viên nặng ký, thậm chí còn có lượt bình chọn cao hơn Hồ Văn Cường trước thời điểm đêm chung kết mở màn - cười toe toét với chú gấu bông trên tay đang tung tăng tìm bạn, đã được một vài vòng tay người lớn “tóm” lại an ủi: “đừng buồn con nhé”, “đừng khóc con nhé”… Tiếng vỗ về, vòng tay siết “chia sẻ” ấy không hề để ý đến ánh mắt đang lấp lánh vui bỗng khựng lại của Bảo Trân, như thể em vừa nhận ra một điều “sai sai” là lý ra em nên buồn, thay vì hớn hở như thế! Bảo Trân ngay sau đấy tiếp tục hòa mình vào cuộc vui, cùng Gia Khiêm, Hồ Văn Cường trò chuyện và chụp hình, chút gợn ấy đã ngay lập tức tan biến khi gặp bạn bè.

Nguoi lon oi, chung con vui ma!

Sự “vô tình” như thế của người lớn, suốt chiều dài cuộc chơi Vietnam Idol Kids không phải chỉ thấy một vài lần

Sự “vô tình” như thế của người lớn, suốt chiều dài cuộc chơi Vietnam Idol Kids không phải chỉ thấy một vài lần. Càng về sau, trên mạng xã hội, người lớn càng có những lời nhận xét nghiệt ngã dành cho những đứa trẻ, nhất là với Hồ Văn Cường. Rằng chính cái nghèo đã giúp Cường đi sâu vào vòng trong, rằng khán giả Việt vốn có thói quen thương hại, cứu giúp và Cường “ăn may” vì điều đó… Theo dòng đó, nhiều người thẳng thắn bảo chỉ có Bảo Trân mới xứng đáng vì thí sinh này có thể hát được nhiều loại nhạc… Thậm chí, dù vô ý, giám khảo Văn Mai Hương, Tóc Tiên ngay trước khoảnh khắc công bố kết quả, nhiều lần nhắc đi nhắc lại với Hồ Văn Cường ý kiến của mọi người rằng “nhiều người nói con không xứng đáng”.

Dù việc nói ra điều ấy là để phản bác nhưng không cần thiết, bởi lời nói ấy có thể khiến Cường - một đứa trẻ đến miếng gà rán là gì cũng không biết ở thời điểm trước khi đến với chương trình nên ắt hẳn cũng không thể biết internet là gì - tiếp nhận được thông tin rằng đâu đó ở ngoài kia người ta đang dành cho mình điều gì. Khoảnh khắc ấy, trên sân khấu, làm sạm thêm vẻ mặt khắc khổ của ba mẹ Cường. Sự tổn thương trướ c thông tin đó, nhất là với một đứa trẻ quá nhạy cảm như Cường, làm sao để đừng đến? Cũng như, giám khảo Văn Mai Hương khi nhận xét về Bảo Trân đã nói “con xứng đáng là quán quân của chương trình”, không sai và sẽ chẳng tác động gì nếu đó là thí sinh trưởng thành. Nhưng với một đứa trẻ thì khả năng gây ra những tác động tiêu cực là hoàn toàn có thể, một khi kết quả không phải như thế.Sự “vô tình” như thế của người lớn, suốt chiều dài cuộc chơi Vietnam Idol Kids không phải chỉ thấy một vài lần. Càng về sau, trên mạng xã hội, người lớn càng có những lời nhận xét nghiệt ngã dành cho những đứa trẻ, nhất là với Hồ Văn Cường. Rằng chính cái nghèo đã giúp Cường đi sâu vào vòng trong, rằng khán giả Việt vốn có thói quen thương hại, cứu giúp và Cường “ăn may” vì điều đó… Theo dòng đó, nhiều người thẳng thắn bảo chỉ có Bảo Trân mới xứng đáng vì thí sinh này có thể hát được nhiều loại nhạc… Thậm chí, dù vô ý, giám khảo Văn Mai Hương, Tóc Tiên ngay trước khoảnh khắc công bố kết quả, nhiều lần nhắc đi nhắc lại với Hồ Văn Cường ý kiến của mọi người rằng “nhiều người nói con không xứng đáng”.

Ai đã từng tiếp xúc sẽ thấy Hồ Văn Cường sống tình cảm ra sao. Ngay sau khi trở thành quán quân, dù bị bao vây bởi truyền thông đến mức bối rối trong hậu trường, nhưng khi thấy cô giáo cũ của mình lấp ló ngoài cửa, Cường liền ù chạy ra ôm chầm lấy cô mà khóc. Cái nghèo mà người ta lấy đó để phản bác sự chiến thắng của Cường đã làm nên một dáng vóc buồn tủi, và cả một thứ cảm xúc đặc biệt trong giọng hát Cường, đủ để đánh thức cảm xúc của người nghe. Cái nghèo ấy đã khiến Cường trở thành “sứ giả cảm xúc” thông qua giọng hát, không phải khiến Cường trở thành đối tượng của sự cứu vớt do thương hại.

Giá mà nhiều người lớn, trước khi đặt tay lên bàn phím để “đi tìm công lý”, một lần tự hỏi xem những đứa trẻ ấy có hạnh phúc không với cuộc chơi của mình. Nhất là khi ở phía hậu trường sân khấu, chúng chưa bao giờ ngớt tiếng cười với nhau. Những đứa trẻ ấy vui niềm vui được hát trên sân khấu, buồn nỗi buồn vì từ nay sẽ chia xa bạn bè sau nhiều tuần cùng sống trong ngôi nhà chung. Không chút suy tính, chưa bao giờ phân định. Vậy nên, người lớn ơi, hãy thôi tranh cãi được không?

Theo phunuonline.com.vn