Nếu các hãng nói thật trong slogan

00:00 12/10/2020

Các công ty lớn đều có slogan. Câu slogan thể hiện tầm nhìn (vision) và sứ mệnh (mission) của công ty một cách ngắn gọn và đẹp đẽ.

Tuy vậy, mục đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp vẫn là lợi nhuận. Vậy nên dưới tấm màn hoa mỹ của ngôn từ, các doanh nghiệp vẫn cất giấu những sự thật về sản phẩm, về giá cả, về mục tiêu lợi nhuận. Chúng ta hãy thử cùng phân tích những câu slogan của 4 thương hiệu nổi tiếng dưới đây và tìm ra phiên bản “chân thật” hơn như thế nào.

1. Google

Thông điệp về sứ mệnh của Google là

Ngay từ thuở ban đầu, Google đã tập trung vào phát triển những thuật toán để tối đa hóa hiệu quả trong việc tổ chức và sắp xếp thông tin trực tuyến. Tuy nhiên, họ lại khéo léo hướng đến đối tượng người dùng trong slogan, khiến chúng ta cảm nhận được Google quan tâm đến ý kiến người dùng. Khi ấy, chúng ta sẽ có xu hướng tin tưởng Google nhiều hơn và cung cấp những thông tin cá nhân có giá trị.

Thế nhưng, sự thật đằng sau slogan của Google chính là

Bằng chứng:

Hơn 80% doanh thu của Google trong 3 năm vừa qua đến từ quảng cáo. Google liên tục giới thiệu những cơ hội mới cho doanh nghiệp để giữ vững nguồn thu này.

2. McDonald’s

Tại sao hàng triệu người trên thế giới đến cửa hàng McDonald’s mỗi ngày mặc dù các sản phẩm đồ ăn và thức uống của họ đều không tốt cho sức khỏe? Chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời ngay trong chính thông điệp sứ mệnh của McDonald’s:

Để đạt được điều này, McDonald’s xây dựng thực đơn và công thức phù hợp với khẩu vị của đa số người, tạo nên một không gian vui vẻ và riêng tư với mức giá phù hợp.

Nếu lật ngược vấn đề, chúng ta sẽ thấy rằng ý nghĩa thực sự đằng sau câu slogan này chính là

Bằng chứng:

Dĩ nhiên, câu bóc trần sự thật slogan có vẻ khá tiêu cực. Tuy nhiên nghĩ đi nghĩ lại, chúng ta có thể mong chờ gì ở một thực đơn 5 USD?

Vậy nên hãy nhớ rằng, một câu thông điệp mạnh mẽ và chiêu trò marketing có thể làm nên tất cả, dù rằng sản phẩm của bạn không thông dụng.

3. Apple

Nếu nói đến những doanh nghiệp bán sản phẩm với giá cao gấp 2-3 lần giá trị thực, thì không thể bỏ qua Apple. Để làm được điều này, Apple đã cực kỳ khôn khéo khi đưa ra thông điệp

Apple biết cách tạo nên hình ảnh uy tín cho thương hiệu của mình, tạo ra các quy luật bất thành văn khẳng định sản phẩm của họ thuộc về những người thành công, tự tin và tự lập. Vậy nên dù cho giá có tăng, thì nhu cầu của khách hàng và doanh số của Apple vẫn không giảm. Đây không phải là sự ngẫu nhiên, mà là kết quả của lòng trung thành và tình yêu thương hiệu của người dùng.

Vậy thì đâu là sự thật đằng sau thông điệp của Apple? Nghe có vẻ mỉa mai, thế nhưng nó chính là:

Bài học:

Dù rằng phần cứng có phát triển đến đâu, thì cái giá của các thiết bị Apple luôn bao gồm cả hình ảnh thương hiệu. Apple đã khéo léo dùng mẫu mã, các cải tiến và hình ảnh thương hiệu để che đi vấn đề giá cả.

4. Zoom

Từ đầu năm nay, thế giới đã xoay chuyển rất nhiều bởi dịch COVID và con người cần phải thích nghi với điều kiện mới. Rất nhiều doanh nghiệp đi đến bờ vực phá sản, trong khi có những cái tên mới xuất hiện và thống trị. Trong số đó có Zoom.

Năm ngoái, có lẽ chẳng ai biết đến ứng dụng này. Hoặc rộng hơn, chẳng ai quan tâm đến công cụ hỗ trợ họp qua video. Vậy nên danh tiếng của Zoom chỉ quanh quẩn trong phòng IT. Tuy nhiên từ đầu năm nay, Zoom xuất hiện ở mọi nơi. Thị trường công cụ hỗ trợ họp qua video đã bão hòa, tuy nhiên bằng cách nào đó Zoom đã phá vỡ thế cục và trở thành người dẫn đầu.

Zoom khao khát cho thế giới biết họ xây dựng được môi trường trò chuyện an toàn trên nhiều thiết bị và nền tảng khác nhau bằng câu slogan:

Tuy nhiên sự thật là ứng dụng này không hề thân thiện với người dùng. Bạn phải tải và cài đặt ứng dụng, phải tìm đúng ID cuộc họp, phải tham gia đúng cuộc họp, và tìm hiểu cách điều hướng trong giao diện.

Vậy nên, sự thật đằng sau slogan của Zoom là:

Bài học:

Sự nổi tiếng của Zoom là nhờ COVID. Trước đó Zoom cũng phổ biến, tuy nhiên “thiên thời, địa lợi” đã giúp Zoom phát triển nhanh hơn bao giờ hết.

Dù rằng Zoom khẳng định đem đến dịch vụ trò chuyện qua video dễ dàng cho người dùng, thế nhưng người dùng của Zoom vẫn chia làm 2 dạng: một dạng cực yêu thích ứng dụng này, một dạng chẳng hiểu vì sao Zoom nổi tiếng.

Và câu hỏi đặt ra là, liệu khi dịch bệnh đi qua, liệu rằng các doanh nghiệp và người dùng có tiếp tục sử dụng Zoom, hay họ sẽ tìm kiếm giải pháp mới?

Lời kết

Thông điệp về tầm nhìn và sứ mệnh là những thành tố quan trọng trong chiến lược của công ty. Các doanh nghiệp phải biết cách tìm đúng từ ngữ để chạm đến cảm xúc con người và thể hiện giá trị của mình. Với phương pháp này, họ vừa có thể thu hút một cộng đồng khán giả lớn hơn, vừa có thể ưu tiên mục đích lợi nhuận.

Slogan của các hãng nổi tiếng quanh đi quẩn lại đều có những điểm chung thế này:

  • Dù doanh nghiệp có kiếm tiền bằng cách nào, khách hàng vẫn phải thấy được những tác động tích cực và mang tính toàn cầu trong thông điệp.

  • Thông điệp phải hướng đến những mối quan tâm của khách hàng, chứ không phải kể về mục tiêu doanh nghiệp hay câu chuyện thương hiệu.

  • Chuyển sự chú ý của khách hàng đến những điểm mạnh nhất của doanh nghiệp, nói về lợi ích và lợi thế bán hàng (USP) của doanh nghiệp.

Hải Vy