Năm 2018 xét tuyển theo kết quả học bạ trung học phổ thông - Thí sinh “cầm chắc” tấm vé vào đại học

00:00 12/10/2020

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các trường Cao đẳng và Đại học trong cả nước đã công bố chính thức các phương án tuyển sinh. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia và kết quả học bạ THPT là hai phương án được các trường sử dụng trong mùa tuyển sinh 2018. Phương thức xét tuyển vào đại học theo kết quả học bạ THPT đã được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, số liệu thống kê gần đây cho thấy, có hơn 150 trường Cao đẳng, Đại học trong cả nước áp dụng hình thức này. Việc sử dụng kết quả học tập ở bậc THPT làm căn cứ xét tuyển đã giảm bớt gánh nặng tâm lý thi cử cho học sinh ở năm cuối cấp. Theo đó, thí sinh sẽ “cầm chắc” một tấm vé vào đại học mà không đặt nặng kết quả vào kì thi THPT quốc gia làm căn cứ xét tuyển Đại học, Cao đẳng. Bên cạnh đó, tổ hợp các môn theo phương thức xét điểm học bạ hoàn toàn trùng khớp với tổ hợp các môn trong kỳ thi THPT quốc gia và mỗi ngành có nhiều tổ hợp môn để thí sinh dễ lựa chọn. Từ đó, thí sinh có thể chọn tổ hợp các môn học thế mạnh của mình để tăng cơ hội đậu đại học. ThS Nguyễn Duy Cường - Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Văn Hiến (TP Hồ Chí Minh) cho biết: “Càng sớm nộp hồ sơ học bạ xét tuyển, tỉ lệ phần trăm đậu đại học của các em càng cao.
Trường Đại học Văn Hiến, có 3 hình thức để xét tuyển kết quả học bạ THPT: Thứ nhất, điểm trung bình cả năm lớp 12 đạt từ 6.0 điểm trở lên. Thứ hai, điểm trung bình của 3 môn xét tuyển trong 3 học kỳ (2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12) + điểm ưu tiên đạt từ 18.0 điểm. Thứ ba, điểm trung bình của 3 môn xét tuyển trong 2 học kỳ (lớp 12) + điểm ưu tiên đạt từ 18.0 điểm.

Trong các đợt tư vấn tuyển sinh, học sinh vẫn được khuyến khích nộp hồ sơ xét điểm học bạ THPT từ sớm Liên quan đến các phương thức xét tuyển, nhiều thí sinh băn khoăn: việc xét tuyển theo kết quả học bạ THPT có liệu sự phân biệt gì so với phương thức xét điểm thi THPT sau khi trúng tuyển không ? ThS Nguyễn Duy Cường cho biết: “Các trường đều không có sự phân biệt, tất cả thí sinh nếu trúng tuyển đều học cùng một chương trình đào tạo như nhau và không phân chia theo phương thức tuyển sinh”. Chia sẻ với PV, em Mai Trúc Ly - học sinh ở một trường THPT tại TP Hồ Chí Minh tâm sự: “Nhờ có phương án xét tuyển điểm học bạ THPT mà em đỡ hồi hộp hơn. Em thích ngành tâm lý học nên sẽ nộp hồ sơ xét tuyển vào khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn của trường Đại học Văn Hiến”. Nguyễn Thanh