Mùi Tết miền Tây

00:00 12/10/2020

Miền Tây đang mùa trở chướng, cơn mưa còn sót lại của mùa mưa mới qua đủ làm mềm ướt cánh đồng miền Tây đang mùa gặt xôn xao, bông sậy trổ cờ trắng bờ kênh, cây mai vừa vặt lá trong vườn nảy lên những nụ chồi non tơ biếc đợi nắng ấm mấy ngày cận Tết rộn rã khoe sắc vàng tươi nắng, như màu áo mới cô thôn nữ. Về quê tát đìa ănTết Người miền Tây sống thanh thản trong sóng gió, gian lao. Miền Tây, nơi nắng dãi mưa dầm; những đoàn người tha hương gánh gồng lúa gạo, con cái bỏ xứ tìm đất lập nghiệp, đầu đội nắng rửa phèn hóa ngọt; những bà mẹ đã hy sinh đến người con thứ chín, thứ mười cho cách mạng; người nông dân sống chung với lũ, hiền hòa tới mức nếu lũ có làm hư lúa cũng cười thanh thản như chấp nhận một người bạn tốt nhưng tính khí gặp buổi bất thường… Lũ làm hư lúa nhưng mang cá, mang phù sa về cho đồng bằng. Người miền Tây xem vất vả hy sinh kia chỉ là thử thách, chuyện qua rồi thì thôi, không quan tâm lắm đến điều mình đã trải qua hay ủy mị cho thân phận mình. Mọi điều đều đơn giản như cái cách người ta gieo hạt, mùa này thất, mùa sau sẽ đặng. Miền Tây đang mùa trở chướng, cơn mưa còn sót lại của mùa mưa mới qua đủ làm mềm ướt cánh đồng miền Tây đang mùa gặt xôn xao, bông sậy trổ cờ trắng bờ kênh, cây mai vừa vặt lá trong vườn nảy lên những nụ chồi non tơ biếc đợi nắng ấm mấy ngày cận Tết rộn rã khoe sắc vàng tươi nắng, như màu áo mới cô thôn nữ. Về quê tát đìa ăn Tết là lời rủ rê đầy thú vị. Đây là cách bắt cá truyền thống mang nét đặc trưng của người dân vùng sông nước Cửu Long. Tuy nhiên, bây giờ, nguồn cá tự nhiên khan hiếm nên cũng ít có cảnh tát đìa đông vui, nhộn nhịp như mấy chục năm trước. Mỗi dịp tát đìa, hầu như cả xóm đều có cá ăn. Những con cá mót được sau khi tát đem nướng lên có vị ngon lạ thường đối với bọn trẻ chăn trâu. Mỗi chú cá khi dọn vừa tròn một đĩa. Cá xắn ra không hề bị vụn, thịt dai chắc, bùi và hơi ngọt tự nhiên, thơm như vừa mới nướng. Người ta vớt những thanh tre đực cứng làm xiên, xiên con cá thành hình chữ U, đem nướng trên than củi rực hồng. Trong hơi nóng, cá chín thơm dần và tự cuộn tròn lại, đầu đuôi khép vào nhau.
2
Một góc chợ nổi Cái Bè.
Để nguội, cá trở nên khô chắc, ướp tẩm gia vị rồi kho với nước mắm thật ngon, hơi đậm một chút, có thể để lâu cả tháng. Đám trẻ chăn trâu ngày xưa giờ đã trở thành những người đàn ông chững chạc, kỷ niệm theo tuổi đời ngày càng nhiều thêm. Thế mà mỗi khi Tết đến, gặp lại, ai cũng bảo, sao hương vị bùn quê và những kỷ niệm xưa vẫn mãi nồng ấm, bồi hồi trong tâm tưởng. Đón Tết lênh đênh trên chợ nổi Có dịp về miền Tây ngày xuân mà không thưởng thức không khí đón Tết lênh đênh trên chợ nổi, xem như là một thiếu sót lớn. Người ta nói nhiều về không khí đón Tết miền Tây nhưng thường trên đất liền còn đón Tết trên sông thì quả thật hiếm hoi. Người xưa kể rằng, chợ nổi chỉ xuất hiện ở những điểm giao thông đường thủy thuận lợi, đông dân cư. Mặt sông làm nơi mua bán giao thương hàng hóa không quá rộng mà cũng không quá hẹp, đáy sông không cạn quá mà cũng không sâu quá để các phương tiện neo đậu ghe, xuồng một cách dễ dàng. Việc mua bán diễn ra trên sông, trên các ghe xuồng của người bán lẫn người mua. Đa số thương hồ trở về quê cũ vào ngày 30 tháng Chạp để kịp rước ông bà cùng gia đình mang theo nhiều quà bánh, rau củ, thực phẩm ăn ba ngày Tết. Tuy nhiên cũng có nhiều bạn hàng không về quê với nhiều lý do. Vậy là đón Tết trên sông, buồn và tủi thân lắm… Thực phẩm “dã chiến” thường là những phong bánh in giấy đỏ, những đòn bánh tét, vài phong pháo tiểu để đốt ì đùng lúc giao thừa. Cạnh đó mấy tay mày râu chuẩn bị mồi nhậu gồm: mớ khô cá, mắm tép ba rọi, thịt kho dưa giá, bánh tráng quấn tép luộc… Cây “bẹo” trước ghe được hạ xuống đến khi khai trương mới treo lên. Nhiều phụ nữ trên ghe đậu cạnh nhau còn chuẩn bị mấy bộ bài tứ sắc để đánh đỡ buồn hiu quạnh ngày xuân. Đàn ông thì khề khà bên mâm nhậu bồng bềnh trên sông với nhiều bài vọng cổ tha thiết nhớ quê. Trẻ con của các ghe buôn thì tung tăng lên bờ khoe áo mới hay quanh quẩn bên mấy sòng bầu cua cá cọp, mấy tụ điểm lô tô nhộn nhịp ngày đêm. Ở miền Tây tồn tại một số chợ nổi khá nổi tiếng như: Cái Bè (Tiền Giang), Phụng Hiệp (Hậu Giang ), Cái Răng, Phong Điền (TP Cần Thơ), Châu Đốc (An Giang)…. Có nhiều gia đình nối tiếp nhau nghề mua bán trên sông hằng mấy mươi năm theo kiểu cha truyền con nối và chuyện đón Tết xa quê cũng nối tiếp nhau qua nhiều thế hệ. Ngày nay xuất hiện ngày càng nhiều chợ nổi tự phát, nhất là ở các điểm giao thương của các nhánh sông. Việc mua bán trở nên nhộn nhịp hơn, hàng hóa nhiều mẫu mã, chủng loại hơn. Tuy nhiên việc đón Tết trên sông của các ghe buôn vẫn còn duy trì với không khí ấm áp hơn, đủ đầy hơn do điều kiện kinh tế phát triển. Nhiều gia đình thương hồ với nhiều thế hệ cùng chung sống trên ghe lớn. Có những chiếc ghe như “căn hộ di động” khổng lồ đầy đủ tiện nghi trên sông nước với những chậu hoa kiểng đắt tiền, các loài vật nuôi, tất nhiên chuyện ăn Tết sẽ rất hoành tráng. Ăn Tết trên sông bây giờ khá vui nhộn với nhiều loại sinh hoạt giải trí, ăn uống như quán nhậu, ca cổ, cà phê, karaoke… phục vụ thương khách. Ăn Tết trên sông bây giờ thật lý thú lắm thay. (congluan.vn)