Mục tiêu tăng trưởng 6,7%: Thách thức ngày càng lớn

00:00 12/10/2020

6 tháng đầu năm 2017, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 5,73% - đây là mức tăng trưởng bứt phá, mức doãng quý II tăng hơn quý I lớn nhất trong những năm gần đây, với mức 1,02%. Trong khi thông thường tăng trưởng GDP quý II chỉ cao hơn quý I khoảng 0,3 - 0,4%. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu 6,7% năm 2017, tăng trưởng những tháng cuối năm đòi hỏi nỗ lực rất lớn. Kết quả tích cực Kết quả quan trọng và cũng là tín hiệu khả quan đáng lưu ý là xuất khẩu hàng hóa. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay đạt 97,8 tỷ USD, cao nhất so với cùng kỳ trong nhiều năm nay, tăng cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước (với mức tăng 15,5 tỷ USD). Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đạt được ở cả hai khu vực. Khu vực kinh tế trong nước trong nhiều kỳ trước bị giảm hoặc tăng rất thấp (6 tháng cùng kỳ năm trước tăng 3,4%), thì kỳ này đã tăng ở mức hai chữ số (13,8%). Trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng cao (21%). Tăng trưởng xuất khẩu đạt được kết quả kép, tức vừa do yếu tố lượng hàng xuất khẩu tăng (12,9%), vừa do yếu tố giá xuất khẩu tăng (5,27%). Đáng quan tâm là giá xuất khẩu dầu thô tăng khá cao, đồng nghĩa với giá nhập khẩu xăng dầu, gas tăng, tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) song cũng tạo điều kiện tăng thu ngân sách về dầu thô, xăng dầu, giảm bớt áp lực đối với cân đối thu, chi ngân sách...
Tín hiệu khả quan khác là khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đạt gần 6,21 triệu lượt người, tăng gần 1,44 triệu lượt người. Trong đó có 5 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 300.000 lượt người (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga, Hoa Kỳ...). Kết quả này là tín hiệu khả quan để cả năm 2017 có thể đạt kỷ lục mới cả về lượng khách (dự báo đạt 13 triệu lượt người). Lạm phát cơ bản vẫn ở mức thấp (sau 6 tháng chỉ tăng 0,2% - thấp xa so với tốc độ tăng 2,35% của cùng kỳ). Đây là một trong những kết quả tích cực và là một tín hiệu khả quan cho cả năm. Mức lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2017 là 1,52%, thấp hơn mức 1,8% của cùng kỳ năm trước. Điều quan trọng là CPI tăng, nhưng chủ yếu do việc điều chỉnh giá xăng dầu, giá dịch vụ y tế, giáo dục... Trong khi giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống - loại hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất, loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của dân cư thì giảm (sau 6 tháng giảm 3,62%, đặc biệt thực phẩm giảm 6,17%). Tuy có lợi đối với người có thu nhập thấp, nhưng người sản xuất bị thiệt thòi lớn, người tiêu dùng không được hưởng bao nhiêu. Tốc độ tăng GDP có xu hướng cao lên trong quý II. Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo - ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP của toàn ngành công nghiệp và là tiêu chí được xác định đã trở thành nước công nghiệp hay chưa - trong 6 tháng đã tăng cao hơn tốc độ chung của toàn ngành công nghiệp (10,52% so với 5,73%); GDP của ngành sản xuất và phân phối điện - ngành phải đi trước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và thể hiện nhu cầu tiêu dùng năng lượng chung tăng khá cao (8%); của ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng khá (7,8%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (TMBL) tính theo giá thực tế tăng 10,1%. Trong đó của ngành bán lẻ hàng hóa - ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TMBL - và ngành du lịch, lữ hành tăng cao hơn tốc độ tăng chung. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, thì TMBL vẫn còn tăng 8,4%, cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ năm trước, và còn cao hơn tốc độ tăng GDP. Thu ngân sách từ dầu thô, thu cân đối ngân sách, từ xuất/nhập khẩu đạt tỷ lệ so với dự toán cả năm cao hơn của tổng thu và của thu nội địa. Tỷ lệ so với dự toán cả năm của tổng thu cao hơn của tổng chi, nên tỷ lệ so với dự toán cả năm của bội chi ngân sách còn thấp so với tổng thu. Nhiều ngành sản xuất đang hụt hơi?
Khi giá dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục đã thực hiện cơ bản theo lộ trình trong năm nay..., thì có thể yên tâm hơn với việc kiểm soát lạm phát và tập trung hơn cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng.
Bên cạnh những kết quả tích cực, kinh tế 6 tháng đầu năm cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập khi mà tăng trưởng cách xa so với mục tiêu đề ra cho cả năm. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4, tháng 5 tuy có cao hơn so với quý I, nhưng vẫn còn quá thấp so với tốc độ tăng của 6 tháng đầu năm 2016 (7,2%) kéo theo tốc độ tăng GDP do ngành công nghiệp tạo ra thấp theo. Tốc độ tăng chậm lại so với cùng kỳ diễn ra ở nhiều ngành công nghiệp và ở nhiều sản phẩm chủ yếu như khai khoáng, nông nghiệp... Tư duy kiềm chế lạm phát xuất hiện trong 2 năm 2014, 2015, đã chuyển sang “kiểm soát lạm phát theo mục tiêu” trong năm 2016, thì nay có xu hướng trở lại, tác động tiêu cực đối với mục tiêu tăng trưởng. Việc giải quyết mâu thuẫn này thường khó khăn hơn. Đây là tốc độ tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước. Điều đó chứng tỏ một bộ phận không nhỏ người dân đã chuyển trạng thái từ tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường sang tự cấp tự túc, tâm lý tiết kiệm, “thắt lưng buộc bụng”, “tích cốc phòng cơ” trong một bộ phận người dân quay trở lại, nên lượng tiêu dùng tăng thấp hơn... Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước sau nhiều năm giảm và kỳ này còn rất thấp (27,6%). Quy mô kim ngạch nhập khẩu một tháng đã ở mức trên dưới 18 tỷ USD. Theo đó, 3 tháng nhập khẩu tính ra đã ở mức 54 tỷ USD ranh giới an toàn về tài chính, nhưng dự trữ ngoại hối mới đạt trên 40 tỷ USD và so với nhập khẩu, với nợ nước ngoài, thì vẫn còn thấp. Do nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩu (24,1% so với 28,9%), nên tính chung 6 tháng đầu năm 2017, cả nước đã nhập siêu 2.696 triệu USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 1.288 triệu USD). Diễn biến này cảnh báo khả năng sẽ chuyển từ xuất siêu năm 2016 sang nhập siêu lớn trong năm 2017 và tác động đến cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối và sự ổn định của tỷ giá... Đức Minh / Theo Kinhtedothi.vn