Một số lưu ý về con dấu doanh nghiệp

00:00 12/10/2020

Các quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2014 dường như cởi mở hơn so với những quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, đặc biệt đối với vấn đề con dấu của doanh nghiệp. Điều 44, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về con dấu của doanh nghiệp như sau: 1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
  1. a) Tên doanh nghiệp;
  2. b) Mã số doanh nghiệp.
  3. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  4. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
  5. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
  6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
con-dau Như vậy, theo quy định này, các doanh nghiệp khi quản lý và sử dụng con dấu cần lưu ý các điểm sau:
  • Về hình thức, nội dung và số lượng con dấu:
Pháp luật nước ta hiện nay đã trao quyền tự quyết về hình thức, số lượng và nội dung con dấu cho doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện được các thông tin: tên doanh nghiệp, mã số thuế. Quy định này hoàn toàn là một bước ngoặt cho quá trình quản lý và hoạt động của từng doanh nghiệp cũng như các công ty kinh doanh ngành nghề khắc dấu trong giai đoạn hiện nay. Trước đây, Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định  về việc doanh nghiệp phải có con dấu riêng; hình thức và nội dung của con dấu, điều kiện làm con dấu và chế độ sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Chính phủ mà doanh nghiệp không được tự quyết định.
  • Về việc quản lý và sử dụng con dấu:
Trước đây, con dấu được coi là tài sản của doanh nghiệp và phải được lưu giữ và bảo quản tại trụ sở chính của doanh nghiệp thì hiện nay việc quản lý, sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty. Luật Doanh nghiệp 2005 còn quy định về trách nhiệm đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong quản lý sử dụng con dấu phải theo quy định của pháp luật và chỉ trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý của cơ quan cấp dấu, doanh nghiệp có thể có con dấu thứ hai. Quy định như vậy sẽ gây khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch ở nước ngoài hay những địa điểm xa với trụ sở giao dịch. Chính vì vậy, khoản 1, Điều 12, Nghị định 95/2015 Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp quy định : Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đng thành viên đi với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết đnh số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác
  • Về cơ chế quản lý nhà nước đối với con dấu:
Pháp luật chỉ ràng buộc nghĩavụ  thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải lên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp sử dụng con dấu. Theo đó, doanh nghiệp không còn phải đăng ký mẫu dấu với cơ quan Công an như trước đây. Như vậy, quy định này đã góp phần giúp cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong vấn đề liên quan đến con dấu, tạo điều kiện thuận lợi để họ dễ dàng thực hiện các giao dịch, ký kết hợp đồng…, mà trước đây pháp luật còn hạn chế. Thơ Nguyễn Công ty HILAP Hà Nội.