Mỗi ngày tiêu thụ một nắm hạt giúp giảm nguy cơ mắc bệnh

00:00 12/10/2020

Một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ trường Đại học Hoàng gia Luân đôn và Đại học Khoa học và Công nghệ Nauy đã chứng minh rằng: chỉ với 20g (tương đương với 1 nắm) hạt mỗi ngày có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Bài báo về kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí BMC Medicine. Phân tích của nhiều nghiên cứu đã và đang được thực hiện về vấn đề tiêu thụ hạt và nguy cơ mắc bệnh đã tiết lộ rằng 20g hạt mỗi ngày - tương đương với một số ít - có thể làm giảm gần 30% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, 15% nguy cơ mắc bệnh ung thư, và 22%nguy cơ chết trẻ.

cac-loai-hat

ảnh minh họa nguồn interntet Bên cạnh đó, việc tiêu thụ trung bình ít nhất 20g hạt mỗi ngày còn giúp làm giảm nguy cơ tử vong do mắc các bệnh lý về hô hấp và tiểu đường xuống còn lần lượt là 50%, 40%, mặc dù các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng trên thực tế, những thông tin về mối liên hệ giữa việc ăn các loại hạt và các loại bệnh này là rất ít. Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu dựa trên 29 báo cáo kết quả nghiên cứu đã được xuất bản ở khắp các quốc gia trên thế giới với 819.000 người tham gia nghiên cứu, trong đó có hơn 12.000 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành, 9.000 trường hợp đột quỵ, 18.000 trường hợp mắc bệnh tim mạch và ung thư và hơn 85.000 ca tử vong. Mặc dù có nhiều điểm khác biệt giữa các đối tượng nghiên cứu, chẳng hạn như khác nhau về giới tính, về khu vực sinh sống hay thậm chí là khác nhau về yếu tố nguy cơ mắc bệnh, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng: việc tiêu thụ hạt có liên quan với việc giảm nguy cơ mắc bệnh trong số hầu hết các trường hợp. Dagfinn Aune - thành viên nhóm nghiên cứu đến từ Trường Y tế công cộng tại Imperial cho biết: "Trong các nghiên cứu về dinh dưỡng, cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện về những căn bệnh nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao như bệnh tim, đột quỵ hay ung thư, nhưng hiện tại, chúng tôi đang bắt đầu xem xét những dữ liệu về nhiều loại bệnh khác nữa. Chúng tôi đã phát hiện ra rằng: nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác nhau đã giảm đi đáng kể, đó là một dấu hiệu cho thấy giữa việc tiêu thụ các loại hạt và kết quả sức khỏe tồn tại một mối quan hệ cơ bản. So với chỉ một lượng nhỏ thực phẩm như vậy thì đó thực sự là một tác động đáng kể”. Các loại hạt được đề cập đến trong nghiên cứu bao gồm tất cả các loại hạt từ cây, như hạt phỉ và hạt óc chó hay hạt lạc thuộc những cây họ đậu. Phân tích dựa trên trên lượng hạt được tiêu thụ dù là các loại hạt từ cây hay hạt lạc đều cho kết quả tương tự.

cac-loai-hat-1

ảnh nguồn intertnet 

Aune cho biết giá trị dinh dưỡng chính là lợi ích thiết thực nhất mà các loại hạt mang lại cho người tiêu thụ: trong các hạt từ cây và hạt đậu phộng chứa rất nhiều chất xơ, magiê và chất béo không bão hòa, những chất dinh dưỡng này rất có lợi, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và giảm nồng độ cholesterol. Một số loại hạt, đặc biệt là hạt óc chó và hạt hồ đào là những loại hạt giàu chất chống oxy hóa, có thể chống stress oxy hóa cũng như ngăn ngừa một số bệnh và làm giảm nguy cơ ung thư mặc dù các loại hạt là thực phẩm chứa lượng lớn chất béo, chất xơ và protein. Đặc biệt có một số bằng chứng cho thấy các loại hạt thực chất còn có thể làm giảm nguy cơ béo phì. Nghiên cứu đi đến kết luận: Với mức độ tiêu thụ trung bình hơn 20g hạt mỗi ngày, sự cải thiện hơn nữa trong kết quả sức khỏe là không đáng kể. Hiện nhóm nghiên cứu đang phân tích các cơ sở dữ liệu đã được xuất bản rộng rãi về những tác động của một số nhóm thực phẩm khác như các loại trái cây và rau quả trên một phạm vi nghiên cứu về bệnh tật rộng lớn hơn. P.K.L-NASATI (Theo Imperial)